Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh

1-Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch hành động dài hạn của công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình sau khi đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong ngành và so sánh với chính họ.

Chiến lược cạnh tranh được thực hiện nhằm mục đích tạo dựng một vị trí cho công ty ở trong ngành của họ và tạo ra lợi tức đầu tư (ROI) vượt trội. Loại chiến lược như vậy đóng một vai trò rất quan trọng khi ngành công nghiệp có độ cạnh tranh cao và người tiêu dùng được cung cấp các sản phẩm gần như tương tự.

Xem thêm: Tool phân tích đối thủ cạnh tranh

2-Bốn loại chiến lược cạnh tranh

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Chiến lược dẫn đầu về chi phí

Đối với chiến lược này, mục tiêu của công ty là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhấp trong ngành.

Để làm được điều này, công ty cần sản xuất ở quy mô lớn. Hiệu quả của chiến lược phù thuộc vào quy mô. Vì vậy, những công ty có quy mô nhỏ rất khó để thực hiện nó khi mà nó liên quan đến cả những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn trên thị trường.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí không chỉ có thể áp dụng cho công ty sản xuất mà cũng có thể cho các nhà phân phối. Bởi điểm cốt lõi của chiến lược này là có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn ở trong ngành.

Những yếu tố có thể giúp công ty thực hiện được chiến lược này là sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu giá thấp, hoạt động quản lý hiệu quả, phân phối hiệu quả,…

Chiến lược khác biệt hóa

Theo chiến lược này, các hãng duy trì tính năng độc đáo của sản phẩm trên thị trường để tạo ra sự khác biệt. Theo đó, một sản phẩm cần có thể tạo sự khác biệt – USP với sản phẩm tương tự trên thị trường thông qua chất lượng vượt trội, tính năng gia tăng,… nó có thể được tính giá cao hơn.

Các công ty có thể sử dụng chiến lược khác biệt hóa này để trở thành người dẫn đầu thị trường. Một ví dụ rõ ràng nhất về chiến lược này là Apple.

Chiến lược tập trung chi phí

Chiến lược này có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí, nhưng tại chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và giữ chi phí thấp trong phân khúc thị trường đó để cung cấp sản phẩm với mức giá thấp nhất.

Loại chiến lược này rất hữu ích để có thể thỏa mãn người tiêu dùng và tăng nhận thức về thương hiệu.

Chiến lược tập trung phân biệt

Tương tự với chiến lược tập trung chi phí, chiến lược tập trung sự khác biệt cũng tạo ra sự khác biệt trong khi nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể.

Xem thêm: Competitive Intelligence – Trí tuệ cạnh tranh trong marketing

Lợi thế cạnh tranh

Nhược điểm thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Đạt được lợi thế cạnh tranh chính là mục tiêu của các chiến lược cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh thể hiện sự đặc biệt, vượt trội so với đối thủ.

Thời gian duy trì lợi thế cạnh tranh của công ty phụ thuộc vào:

  • Những rào cản bắt chước
  • Năng lực của đối thủ cạnh tranh
  • Sự năng động chung của môi trường và của ngành

Rào cản bắt chước ngăn cản đối thủ cạnh tranh sao chép những năng lực đặc biệt của công ty một cách dễ dàng. Các đối thủ sẽ luôn bắt chước những điều đặc biệt, cấp tiến của công ty. Những yếu tố hữu hình sẽ dễ dàng bị bắt chước hơn là yếu tố vô hình.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Vì đạt được lợi thế cạnh tranh là mục đích chính của các chiến lược cạnh tranh, việc duy trì lợi thế cạnh tranh cũng là một công việc không kém phần quan trọng.

Để làm được điều có, có thể thực hiện các cách sau:

  • Tập trung vào việc xây dựng các khối lợi thế cạnh tranh
  • Phát triển năng lực đặc biệt
  • Tạo môi trường học tập trong tổ chức
  • Có cơ chế để cải tiến liên tục
  • Vượt qua những rào cản để thay đổi

Xem thêm: Chiến lược tăng trưởng xây dựng lợi thế cạnh tranh cho SMEs

Năng lực đặc biệt

Năng lực đặc biệt là một yêu cầu thiết yếu để đạt được lợi thế cạnh tranh. Năng lực đặc biệt đề cập đến thế mạnh của tổ chức cho nó đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Những điểm mạnh này là duy nhất cho tổ chức và chúng giúp nó đạt được hiệu quả, chất lượng, sự đổi mới và khả năng đáp ứng của khách hàng.

Có thể lập luận rằng PepsiCo có những năng lực đặc biệt trong trường hợp sản xuất nước uống đóng chai – Aquafina.

Năng lực đặc biệt đã giúp PepsiCo đạt được chi phí thấp hơn và làm cho sự khác biệt sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Do đó, năng lực đặc biệt đã giúp đạt được những lợi thế đặc biệt thông qua việc đạt được hiệu quả và chất lượng vượt trội.

Các nguồn lực và khả năng tổ chức độc đáo tạo thành năng lực đặc biệt của một tổ chức.

Tuy nhiên, tài nguyên của tổ chức phải là duy nhất (nghĩa là không có công ty nào khác có các tài nguyên này) để được coi là năng lực đặc biệt. Các tài nguyên bao gồm các nguồn lực vật chất, con người, tài chính, thông tin và công nghệ.

Khả năng của một tổ chức là các kỹ năng cần thiết để khai thác tài nguyên để sử dụng hiệu quả. Khả năng là vô hình.

Có thể lưu ý rằng một tổ chức có thể không cần tài nguyên duy nhất để thiết lập một năng lực đặc biệt miễn là không có đối thủ cạnh tranh khác sở hữu các tài nguyên đó. Một tổ chức có thể tạo ra các năng lực đặc biệt chỉ khi nó đồng thời có các tài nguyên duy nhất và có thể sử dụng các tài nguyên đó một cách hiệu quả.

Các chiến lược thành công thường được xây dựng dựa trên năng lực cạnh tranh hiện có của công ty hoặc giúp công ty phát triển những công việc mới.

Xem thêm: 5 cách để gia tăng năng lực cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

Tầm quan trọng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Chiến lược kinh doanh có phạm vi rộng hơn chiến lược cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh bao gồm tất cả các hành động và cách tiếp cận để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh và cách quản lý giải quyết các vấn đề chiến lược khác nhau.

Như Hill và Jones đã nhận xét, chiến lược kinh doanh bao gồm các kế hoạch hành động mà các nhà quản lý chiến lược áp dụng để sử dụng các nguồn lực của công ty và năng lực đặc biệt để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong thị trường.

Trong kinh doanh, các công ty phải đối mặt với rất nhiều vấn đề chiến lược. Quản lý phải giải quyết tất cả các vấn đề này một cách hiệu quả để tồn tại trên thị trường.

Chiến lược kinh doanh liên quan đến những vấn đề này, ngoài ‘làm thế nào để cạnh tranh.’ Mặt khác, chiến lược cạnh tranh liên quan đến kế hoạch hành động của ban quản lý thành công để cạnh tranh thành công và mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng.

Nguồn: Marketingtutor.net + iedunote.com

Bài viết Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.



source https://dtmconsulting.vn/4-loai-chien-luoc-canh-tranh/

Nhận xét