Để có thể tận dụng được insight và thông tin từ khách hàng, trước tiên các marketer, nhà quản lý phải hiểu rõ được thực chất insight là gì, sau đó mới là cách áp dụng insight khách hàng vào các hoạt động truyền thông. Nhất là đối với các thương hiệu, doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ viện hay spa – những loại hình dịch vụ tác động đến cơ thể càng nhiều thì càng cần hiểu được khách hàng mục tiêu cũng như xây dựng được niềm tin từ khách hàng.
Insight khách hàng là gì?
Customer Insights hay insight khách hàng có thể hiểu một cách đơn giản, insight khách hàng chỉ là những quan sát (từ marketer, người nghiên cứu, phân tích dữ liệu), thấy được và nhận thấy có tiềm năng khai thác hoặc là một sự diễn giải (nguyên nhân) về hành vi, tâm lý của khách hàng.
Phân tích dữ liệu về hành vi của khách hàng và nghiên cứu insight khách hàng cho phép các công ty thực sự hiểu những gì người tiêu dùng của họ muốn và cần, và quan trọng nhất là tại sao họ cảm thấy như vậy.
Khi nghiên cứu customer insights được thực hiện đúng cách sẽ cải thiện và thay đổi nhiều điều như cách một công ty giao tiếp với khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng của mình, điều này có khả năng thay đổi hành vi của người tiêu dùng, và do đó làm tăng doanh thu.
Việc nắm bắt được hành vi khách hàng (điểm chạm – touchpoint, nỗi lo lắng – pain point,..) các thông điệp truyền thông cũng sẽ tiếp cận được đến khách hàng chính xác hơn.
Làm sao doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở làm đẹp biết được khách hàng đang tìm kiếm gì, quan tâm đến vấn đề gì? Nhất là hành vi của họ đang thay đổi ngày càng nhanh trong môi trường công nghệ hiện nay?
>> Xem thêm: Cách tìm insight khách hàng
Insight khách hàng ngành làm đẹp, thẩm mỹ và spa
Thị trường chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp đang tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới. Thị trường này có thể chia làm 4 phân khúc lớn, gồm: Cosmetics, Skin Care, Personal Care and Fragrances. Trong đó, phân khúc lớn nhất của thị trường là phân khúc Chăm sóc cá nhân (personal care) với quy mô thị trường là 1.024 triệu đô la Mỹ vào năm 2020 (Theo statista).
Năm 2018, thị trường chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân toàn cầu đã có sự tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2015, theo dữ liệu từ Euromonitor International*. Mặc dù một số khu vực trên thế giới như Tây Âu không đổi, nhưng tại các khu vực thị trường khác như Mỹ Latinh và châu Á đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Dưới đây là một số xu hướng làm đẹp trên toàn cầu và doanh nghiệp có thể nắm bắt và tận dụng các cơ hội đó – biến chúng thành insight khách hàng để gia tăng hiệu quả marketing cũng như kinh doanh.
Nhận thức về vẻ đẹp tổng thể
Trải qua mỗi một thời kỳ lịch sử, khái niệm và tiêu chuẩn về vẻ đẹp luôn thay đổi. Nhất là trong thời đại công nghệ và thông tin bùng nổ như hiện nay, tốc độ thay đổi đó ngày càng nhanh hơn. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp giờ đây không chỉ là nét đẹp bên ngoài mà còn gắn liền với vẻ đẹp tổng thể – sức khỏe tâm – sinh lý của con người. Chính vì vậy, người tiêu dùng đang tìm kiếm các cách thức cải thiện vẻ đẹp tổng thể và sử dụng các sản phẩm làm đẹp từ mỹ phẩm, các liệu pháp chăm sóc cho đến thực phẩm họ tiêu dùng hàng ngày.
Da – xu hướng làm đẹp cần quan tâm
Như đã đề cập ở trên, người tiêu dùng chú tâm hơn đến các sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) làm đẹp có tác dụng tổng thể và bền vững, nổi bật nhất là sự ưu tiên của các mục tiêu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đã làm thay đổi doanh số bán sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp. Các sản phẩm chăm sóc cơ thể được hưởng lợi từ xu hướng sống lành mạnh, trong khi mỹ phẩm như mỹ phẩm trang điểm, tạo vẻ đẹp nhân tạo ngày càng giảm theo cách này. Các sản phẩm chăm sóc da- skincare đã ghi nhận sự tăng nhanh hơn dự kiến** trong năm 2018, bao gồm tăng trưởng hai chữ số trong mặt nạ, toner, kem dưỡng ẩm cơ bản và sữa rửa mặt.
Thương hiệu toàn cầu và thương hiệu địa phương
Xây dựng và phát triển thương hiệu luôn là yếu tố được các nhà kinh doanh và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ làm đẹp hướng đến. Có một xu hướng về vẻ đẹp, quan điểm làm đẹp đang diễn ra – vẻ đẹp mang thương hiệu quốc gia***. Toàn cầu hóa và sự quan tâm đến du lịch và văn hóa của người tiêu dùng trên thế giới đã giúp thúc đẩy xu hướng làm đẹp có ảnh hưởng này. Điển hình là vẻ đẹp mang thương hiệu quốc gia Hàn Quốc, hay được nhắc đến như K-beauty, hiện đang là xu hướng phổ biến và được coi là chuẩn mực làm đẹp. Ví dụ như quy trình chăm sóc da 10 bước, kiểu dáng phong cách làm đẹp của các bộ phận trên khuôn mặt,… Cùng với đó là xuất hiện thêm nhiều xu hướng nữa như Nhật Bản, Úc, Scandinavia.
Thẩm mỹ và nam giới?
Khi nhắc đến thẩm mỹ hoặc các sản phẩm có liên quan đến chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc cá nhân thì khách hàng chủ yếu sẽ là nữ (chiếm 90% doanh số, theo Euromonitor****). Tuy nhiên, hiện nay sự tăng trưởng trong việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe đang dịch chuyển dần sang nam giới và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tới và các công ty mỹ phẩm đang nỗ lực để nắm bắt phân khúc này bằng cách phát hành các dòng sản phẩm chăm sóc da mới phục vụ cho thị trường mới tiềm năng này. Vậy các doanh nghiệp Việt đang nắm bắt và hiểu biết như thế nào về thị trường tiềm năng này? Đối thủ cạnh tranh ra sao? Hành vi và phân khúc các nhóm khách hàng mục tiêu này đến đâu? Nhất là trong thời buổi biến động của Covid-19 hiện nay.
Nam giới có quan điểm về thẩm mỹ hay vẻ đẹp chắc chắn có những điểm khác hơn rất nhiều so với nữ giới. Doanh nghiệp bạn có biết rằng cách nam giới đánh giá và lựa chọn khi sử dụng một sản phẩm và thương hiệu không giống với nữ giới. Họ quan tâm nhiều hơn đến các giá trị về sức khỏe tinh thần, tự chăm sóc bản thân. Họ cũng có những pain points (điểm nhạy cảm) và chỉ cần doanh nghiệp cung cấp được sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) giải quyết được những pain point này chính là cơ hội của các marketer, các doanh nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp này.
>> Liên hệ với DTM Consulting để nhận những thông tin về thói quen, hành vi và insight khách hàng ngành làm đẹp tại Việt Nam
Thành phần tự nhiên và nhân tạo?
Luôn có sự tranh cãi giữa lợi ích và tác dụng của hai nhóm sản phẩm có các thành phần từ tự nhiên và nhân tạo. Có một sự khác biệt lớn giữa quan điểm và cách hiểu của các nhà kinh doanh, marketing và người tiêu dùng khi đề cập đến các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên và nhân tạo. Doanh nghiệp và các marketer cho rằng các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần từ cả 2 nguồn này đều có hiệu quả và độ an toàn đạt tiêu chuẩn . Trong khi đó, người tiêu dùng chưa chắc đã nghĩ như vậy. Người tiêu dùng đều hiểu rằng các sản phẩm có thành phần với nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ lành mạnh và là sự lựa chọn tốt và ưu tiên hơn.
Khoảng 24-30% thị trường thành phần chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm được tạo thành từ các thành phần tự nhiên, trong khi 70-75% là tổng hợp, theo báo cáo của Frost & Sullivan. Thách thức dành cho các doanh nghiệp là làm cho khách hàng hiểu về sản phẩm của họ hơn nhất là yếu tố về thành phần, sự an toàn và hiệu quả đem lại – giải pháp cho vấn đề khách hàng quan tâm.
Tìm kiếm dữ liệu về thị trường làm đẹp, khách hàng mục tiêu ở đâu?
Doanh nghiệp bạn đang triển khai các hoạt động marketing không còn hiệu quả? Bối rối khi không biết tiếp cận khách hàng ra sao? Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và chiến lược thương hiệu như thế nào cho ổn?
Tại DTM Consulting cung cấp các báo cáo, thông tin về thị trường và insight khách hàng về ngành làm đẹp, thẩm mỹ tại Việt Nam cũng như các ngành khác cho các doanh nghiệp với ngân sách thấp, nguồn lực hạn chế. Bên cạnh đó chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu, lập kế hoạch (digital) marketing dựa trên dữ liệu thu được từ thị trường và khách hàng.
Liên hệ ngay để nhận được phân tích, đánh giá từ chuyên gia!
Nguồn báo cáo:
*https://ift.tt/35bedBB
**https://ift.tt/3bIeLkL
***https://ift.tt/2Y9iT9x
****https://ift.tt/2yMESbK
Nguồn: Tổng hợp, Sarah Schmidt
Bài viết Insight khách hàng ngành làm đẹp, thẩm mỹ và spa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.
source https://dtmconsulting.vn/insight-khach-hang-nganh-lam-dep-tham-my-va-spa/
Nhận xét
Đăng nhận xét