Dãn cách xã hội và quy định tạm ngừng hoạt động đối với các loại hình dịch vụ không thiết yếu đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ – nhất là các thẩm mỹ viện, spa,… Doanh nghiệp vẫn phải chi trả hàng tá chi phí cố định nhưng lại không có một nguồn thu nào. Vấn đề là chúng ta sẽ không biết tình cảnh này bao giờ sẽ kết thúc và quay lại kinh doanh như thế nào. Hàng loạt các chi phí phải trả, nhân sự sẽ ra sao khi chúng ta quay trở lại – lúc mà mọi thứ chưa ổn định?
Nên làm gì trong thời gian đóng cửa
Nếu doanh nghiệp bạn đã đóng cửa thì tất nhiên là phải thông báo đến khách hàng. Tuy nhiên, không thể đóng cửa bỏ đấy được và tranh thủ thời gian rảnh rỗi này hãy chuẩn bị kế hoạch hoạt động sau dịch, bởi vì tình hình sau dịch sẽ có những thay đổi và biến động bạn khó mà biết trước được. Chúng ta khó mà có thể ngăn chặn hay biết trước được nguy cơ nhưng chuẩn bị trước và giảm tải rủi ro thì có thể. Dưới đây là một số mẹo để doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ có thể duy trì và
Giữ liên lạc với khách hàng
Đây là một điều quan trọng và hiển nhiên. Doanh nghiệp và khách hàng luôn cần giữ duy trì liên lạc, kết nối nếu không thì họ sẽ khó mà nhớ đến doanh nghiệp bạn trong lần sử dụng dịch vụ tới hoặc giới thiệu cho bạn bè, không tự nhiên mà thương hiệu nào cũng muốn là “top of mind” trong tâm trí khách hàng.
Thực ra việc giữ liên lạc với khách hàng không nhất thiết phải dùng những công cụ CRM đắt tiền hay là người có chuyên môn. Đôi khi trên các kênh truyền thông của bạn share một vài mẩu truyện, hình ảnh vui vẻ phù hợp với nhóm khách hàng hoặc gửi 1 vài email nhắc nhở hoặc mẹo giữ gìn vệ sinh trong những ngày đóng cửa.
- Đầu tiên hãy xác định xem bạn muốn truyền tải những thông điệp (message) nào đến khách hàng? Hãy phân loại thành ít nhất 2 nhóm thông điệp: quan trọng và không quan trọng lắm.
- Xác định phương tiện/kênh truyền tải thông điệp đó qua SMS, email hay Social media?
Dưới đây là một số gợi ý về loại nội dung – thông điệp:
- Đăng nội dung trung lập: chia sẻ hình ảnh, nội dung về công nghệ, các loại thông tin liên quan đến dịch vụ làm đẹp doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Hạn chế đăng tải các dạng thông tin nhạy cảm liên quan đến COVID-19.
- Thu hút khách hàng tham gia: Sử dụng các dạng nội dung thu hút sự tham gia từ khách hàng như trả lời câu đố, mini game hoặc một chiến dịch nhỏ hỏi khách hàng những thói quen làm đẹp tại nhà của khách hàng là gì và cũng chia sẻ lời khuyên của riêng bạn.
- Cho họ thấy rằng bạn đang ở đó: cho khách hàng của bạn biết rằng bạn quan tâm đến sức khỏe của họ và đề cập rằng nếu họ cần thêm thông tin, trao đổi với doanh nghiệp thì doanh nghiệp bạn vẫn thường trực để phản hồi các thông tin liên quan đến khách hàng.
Lên kế hoạch chiến dịch mới
Trước khi diễn ra COVID-19 chắc chắn team marketing đã có những kế hoạch chiến dịch marketing mới, chương trình xúc tiến bán hàng mới. Tuy nhiên khi dịch diễn ra thì hành vi của khách hàng cũng thay đổi, họ sẽ có những ưu tiên khác cấp thiết và quan trọng hơn. Và sau dịch cũng vậy, khách hàng sẽ cân nhắc hơn về các khoản chi tiêu, các ưu tiên khi mua sắm,…
Vậy doanh nghiệp đang cung cấp các dịch vụ làm đẹp như spa, thẩm mỹ viện, phòng khám (clinic) nên có những chiến lược marketing đổi mới ra sao?
Dưới đây là một số gợi ý nhỏ chô doanh nghiệp chuẩn bị kỹ trước khi quay lại làm việc
- Tận dụng các nền tảng social media: Thật may mắn khi việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội đa phần đều miễn phí chỉ khi bạn muốn chạy một vài chiến dịch quảng cáo. Khách hàng cũng hiện diện ở trên các nền tảng này. Vậy tại sao không tận dụng các nguồn sẵn có – giảm tải chi phí?
- Thêm các chương trình tri ân khách hàng: Khách hàng sẽ không bao giờ phản ứng tiêu cực với một doanh nghiệp đang tổ chức các hoạt động tri ân , giảm giá trừ khi hoạt động đó là lừa đảo. Bạn nghĩ sao nếu tặng khách hàng voucher giảm giá, coupon vào thời gian bạn đóng cửa để khuyến khích khách hàng mua hàng hoặc quay lại vào lúc hết dịch?
- Cung cấp các tiện ích bổ sung: Trong thời gian dịch đó bạn đã theo dõi và nghiên cứu lại thị trường, tìm hiểu hành vi khách hàng kỹ chưa? Khách hàng muốn gì khác hoặc điều gì làm khách hàng thỏa mãn, hài lòng hơn? Những tiện ích bổ sung chưa chắc đã phải là những gì quá to lớn hay đắt tiền, chỉ đơn giản là thay thế các túi đựng đồ cũ của khách hàng bằng các loại túi thân thiện hơn và khách hàng có thể cầm về nếu họ muốn. Hoặc bổ sung thêm các loại cây xanh, hoa tươi tại những phòng massage để tạo bầu khí trong lành thoải mái hơn?
- Tìm kiếm thêm các đối tác để hợp tác: Tại sao không giảm tải rủi ro và chi phí bằng cách tìm thêm đối tác. Ví dụ với các dịch vụ spa của bạn có nên tìm thêm đối tác cung cấp khăn tắm theo xu hướng thị trường như khăn tắm được dệt từ vải organic, không nhuộm màu,…hoặc liên kết hợp tác cùng kinh doanh khi có cùng nhóm khách hàng mục tiêu và sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) không cạnh tranh lẫn nhau.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn vẫn đang loay hoay mãi tìm kiếm hướng đi mới – chiến lược marketing mới, định vị, chiến lược thương hiệu thì có lẽ đã đến lúc cần thêm hỗ trợ tư vấn từ bên ngoài. Hãy nhớ rằng cả khách hàng và đối thủ cạnh tranh sẽ không đợi bạn.
Liên hệ ngay với DTM Consulting để nhận phân tích, đánh giá miễn phí từ cố vấn chuyên môn hoặc tư vấn chiến lược tổng thể, chiến lược thương hiệu.
Julius Dzierlatka
Bài viết Thẩm mỹ viện, spa nên quay lại làm việc ra sao sau cách ly? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.
source https://dtmconsulting.vn/tham-my-vien-spa-nen-quay-lai-lam-viec-ra-sao-sau-cach-ly/
Nhận xét
Đăng nhận xét