Phương pháp quan sát trong nghiên cứu thị trường thực hiện như thế nào?

Phương pháp quan sát là một phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng trong nghiên cứu thị trường trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của mỗi dự án nghiên cứu thị trường.

Vậy phương pháp quan sát là gì? Và phương pháp quan sát được thực hiện như thế nào?

1-Phương pháp quan sát là gì?

Phương pháp quan sát là một phương pháp nghiên cứu định tính. Được thực hiện bằng cách quan sát có mục đích, có kế hoạch các sự vật, hiện tượng trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập dữ liệu đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng đó.

Quan sát là một trong những phương thức cơ bản nhất để nhận thức được các sự vật và hiện tượng. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết hoặc kiểm chứng giả thuyết.

Những yêu cầu đối với phương pháp quan sát

Để phương pháp quan sát có thể đem lại những thông tin có ý nghĩa, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Tình huống diễn ra hành vi để quan sát phải diễn ra thường xuyên theo một chu kỳ có thể đoán trước được.
  • Thời gian cần thiết để tiến hành quan sát chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

2-Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát

Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát

Ưu điểm

Phương pháp quan sát có 3 ưu điểm chính:

  • Cung cấp thông tin về hành vi thực tế của đối tượng được điều tra, cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
  • Nhà nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu hành vi người quan sát. Thậm chí đôi khi có thể gián tiếp quan sát các dấu hiệu phản ánh hành vi.
  • Các dữ liệu thu thập thường khách quan, chính xác do được quan sát và ghi chép trực tiếp thay vì dựa vào câu trả lời hay trí nhớ của đối tượng.

Nhờ vào những ưu điểm này, nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp quan sát trong trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng từ chối phỏng vấn, đặc biệt trong các nghiên cứu mang tính riêng tư.

Nó cũng được sử dụng trong các trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng trả lời sai sự thật khi được hỏi trực tiếp. Có thể đó là những điều được phóng đại qua câu trả lời cho câu hỏi đã từng từ thiện bao nhiêu tiền. Hoặc cũng có thể là cho những câu hỏi về thông tin mà đối tượng cho là không quan trọng hoặc không thể nhớ nổi.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp quan sát cũng để lộ ra những hạn chế nhất định:

  • Chỉ có thể sử dụng cho đối tượng xảy ra trong hiện tại. Có nghĩa là các đối tượng trong quá khứ và tương lai thì không thể sử dụng phương pháp quan sát.
  • Cỡ mẫu nghiên cứu thường bị hạn chế do nhà nghiên cứu không thể quan sát trên cỡ mẫu lớn vì lý do thời gian và tài chính.
  • Mặc dù dữ liệu thu thập được là tương đối khách quan và chính xác, nhưng nhà nghiên cứu không vững vàng có thể mắc phải sự suy đoán chủ quan hoặc mang định kiến khi suy đoán đối tượng.

3-Xây dựng kế hoạch quan sát

Để thực hiện phương pháp quan sát một cách tốt nhất, nhà nghiên cứu cần phải xây dựng một kế hoạch quan sát rõ ràng và chi tiết.

Xây dựng kế hoạch quan sát

Xác định mục tiêu quan sát

Cần phải làm rõ thông tin họ muốn đạt được khi thực hiện phương pháp quan sát. Thông tin đó có thể trả lời những câu hỏi nào?

Xác định đối tượng quan sát

Nhà nghiên cứu cần phải xác định được mình muốn quan sát ai. Đối tượng quan sát có thể là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức. Đối với mỗi nhóm đối tượng trên vẫn có thể phân đoạn nhỏ hơn dựa vào những đặc điểm của đối tượng cần quan sát.

Xác định thời điểm quan sát

Nhà nghiên cứu cần phải xác định việc quan sát diễn ra trong khoảng thời gian nào.

Xác định hình thức quan sát

Tại đây, nhà nghiên cứu cần làm rõ hình thức ghi lại thông tin quan sát.

Tổ chức quan sát

Việc quan sát cần phải được tiến hành chặt chẽ, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa những quan sát viên và tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra.

4-Các hình thức quan sát

Khi xây dựng kế hoạch quan sát thì nhà nghiên cứu cần phải lựa chọn các phương pháp quan sát cụ thể.

Theo mức độ chuẩn bị

Khi phân loại theo mức độ chuẩn bị, có hai hình thức quan sát là:

  • Quan sát có chuẩn bị: người nghiên cứu đã xác định vấn đề cần quan sát (có thể là những yếu tố liên quan đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu hoặc những vấn đề cần làm rõ hơn từ những kết quả thu được từ phương pháp khác).
  • Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát và người nghiên cứu chưa xác định rõ những vấn đề cần quan sát. Hình thức quan sát này thường được sử dụng trong những cuộc nghiên cứu mang tính thăm dò, khám phá.

Theo sự tham gia của người quan sát

Phương pháp quan sát

  • Quan sát có tham dự: người quan sát tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.
  • Quan sát không tham dự:  người quan sát không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát.

Theo mức độ công khai của người quan sát

  • Quan sát công khai: Là dạng quan sát mà trong đó người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai và mục đích công việc của mình.
  • Quan sát không công khai: Là dạng quan sát mà trong đó người bị quan sát không biết rằng mình bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai và mục đích công việc của mình.

Phương pháp quan sát là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu định tính

Bài viết Phương pháp quan sát trong nghiên cứu thị trường thực hiện như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.



source https://dtmconsulting.vn/phuong-phap-quan-sat-trong-nghien-cuu-thi-truong-thuc-hien-nhu-the-nao/

Nhận xét