Giá trị thương hiệu là gì? Làm thế nào để định giá thương hiệu?

1-Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu (Brand value) là giá trị mua bán hay giá trị thay thế của một thương hiệu. Giá trị thương hiệu khác biệt với tài sản thương hiệu (brand equity) là nhận thức của người tiêu dùng và cách họ cảm nhận về thương hiệu.

Tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu là hai đối tượng có liên quan mật thiết đến nhau, một doanh nghiệp cần có tài sản thương hiệu để có thể nâng cao giá trị thương hiệu.

Các công ty giờ đây có thể sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho thương hiệu của họ. Việc xây dựng thương hiệu này có thể giúp công ty phát triển, cũng có thể làm sụp đổ một công ty. Một công ty có vị trí càng cao, tầm nhìn càng rộng thì giá trị càng cao.

2-Tầm quan trọng của giá trị thương hiệu

Thương hiệu là gì

Được biết đến nhiều hơn

Coca Cola và Pepsi là những thương hiệu lớn, chúng được biết đến nhiều hơn so với các thương hiệu nhỏ hơn. Cả Coca Cola và Pepsi đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc truyền thông thương hiệu của họ, nâng cao nhận thức về sản phẩm, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, gia tăng doanh thu, đồng thời chiếm lấy thị phần nhiều hơn so với các nhãn hiệu ít được biết đến hơn.

>>> Xem thêm: Sự thay đổi Định vị thương hiệu trong thời đại số

Ngăn cản người mới tham gia vào thị trường

Giá trị thị trường không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu, nó còn ảnh hưởng đến cả thị trường. Khi người tiêu dùng thấy một thương hiệu có giá trị với họ và quyết định trung thành với nó thì điều này vô tình ngăn cản các công ty khác tham gia vào thị trường. Như vậy nó bảo vệ thị phần của các công ty hiện có.

Với Coca Cola và Pepsi, những ông lớn đã có thị phần lớn đến đáng kinh ngạc, các công ty sẽ phải xem xét sản phẩm của mình để tránh cạnh tranh trực tiếp với các công ty nổi tiếng như vậy. Bởi vì điều đó thường sẽ gây nên bất lợi lớn cho họ.

Giá trị thị trường

Giá trị của thương hiệu bị ảnh hưởng bởi các thương hiệu xung quanh. Giá trị thị trường hợp lý là mức giá dễ chịu, thỏa mãn được cả người mua lẫn người bán. Trong đó, mức giá đó thỏa mãn mục tiêu bán hàng của người bán và người mua cảm thấy giá trị nhận được tương xứng hoặc nhiều hơn so với giá tiền họ bỏ ra.

Nếu người tiêu dùng cảm thấy một thương hiệu có giá trị hơn, họ có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để sở hữu sản phẩm của thương hiệu đó.

3-Cách định giá thương hiệu

Để định giá một thương hiệu, bạn cần phải xem xét giá trị của tất cả những gì mà người tiêu dùng liên kết tới thương hiệu của bạn. Đó có thể là tên thương hiệu, nhãn hiệu, logo, màu sắc, chiến lược marketing thông minh, sự trung thành của khách hàng,…

Định giá thương hiệu

Định giá thương hiệu dựa trên chi phí

Định giá thương hiệu dựa trên chi phí cũng giống như việc nói rằng một chiếc ô tô có giá trị tương xứng với số tiền mà người ta bỏ ra để hoàn thiện nó. Phương pháp này thực hiện định giá thương hiệu bằng cách tính toán các chi phí phát sinh để xây dựng thương hiệu từ những bước đầu tiên.

Các hạng mục có thể xem xét trong phương pháp này có thể bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi, chi phí thực hiện các chiến dịch, chi phí cấp phép và chi phí của bất kỳ thứ gì khác có liên quan.

Sử dụng định giá thương hiệu dựa trên chi phí đòi hỏi bạn cần phải đánh giá chi phí của thương hiệu và điều chỉnh nó phù hợp so với các điều khoản chi phí hiện tại. Bạn có thể sử dụng phương pháp định giá thương hiệu này khi vừa ra mắt hoặc đang trong quá trình phát triển thương hiệu.

Phương pháp định giá thương hiệu này sử dụng chi phí để ước tính giá trị của thương hiệu bạn, điều này vẫn chưa nhất thiết có thể đại diện cho đầy đủ giá trị thương hiệu hiện tại. Có nhiều yếu tố khác nữa ảnh hưởng lớn đến thương hiệu như nhận thức cộng đồng về thương hiệu, sự chú ý của truyền thông, những thay đổi của ngành. Những yếu tố này nhiều khi chiếm phần lớn giá trị của thương hiệu và có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá trị thương hiệu.

Định giá thương hiệu dựa trên thị trường

Định giá dựa trên thị trường sử dụng một số điểm so sánh giữa doanh nghiệp của bạn và các thương hiệu tương tự đã được bán. Các điểm so sánh có thể là việc buôn bán cụ thể của doanh nghiệp, các giao dịch được thực hiện hoặc giá trị trên thị trường chứng khoán. Định giá thương hiệu dựa trên thị trường là số tiền mà một thương hiệu có thể được bán và bằng với giá giao dịch thị trường, giá thầu hoặc cung cấp cho các thương hiệu giống hệt hoặc hợp lý tương tự.

Tuy nhiên, việc xác định thị trường có thể gặp khó khăn trong nhiều trường hợp khác nhau. Định nghĩa thị trường quá rộng hay quá hẹp làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu, có thể làm giá trị thương hiệu bị định giá quá thấp.

Định giá thương hiệu dựa trên khách hàng

Thay vì các cách định giá thương hiệu ở trên, có một cách tốt hơn để theo dõi giá trị thương hiệu, đó là định giá theo khách hàng. Việc này đòi hỏi xác định khách hàng, xác định giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) và tổng hợp chúng trên tất cả khách hàng hiện tại. Bên cạnh đó, cần theo dõi tần suất có được khách hàng mới và tính toán giá trị khách hàng trong tương lai. Khi khách hàng hiện tại và tương lai được định giá, nó sẽ cung cấp một cái nhìn cho giá trị thương hiệu.

Cách tiếp cận giá trị thương hiệu dựa trên khách hàng này yêu cầu tính toán phức tạp với nhiều tham số và xác suất. Nhưng với những tiến bộ về công nghệ hiện nay cùng cơ sở dữ liệu ở quy mô lớn, gần với thời gian thực thì việc này có thể thực hiện dễ dàng.

4-Giá trị thương hiệu với cuộc sống

Giải mã thương hiệu

Khi định giá giá trị thương hiệu, ta có thể biết được các thương hiệu đang đạt được giá trị cùng với các thương hiệu đang mất đi giá trị. Đối với điều này, những nghiên cứu sâu hơn có thể đưa ra các mô hình dự đoán về tỷ lệ rời bỏ hay đưa ra những gợi ý phát triển dựa trên thị trường. Bằng cách phân đoạn thị trường cùng với những hiểu biết về người tiêu dùng, người ta có thể tạo ra các chiến dịch có ý nghĩa góp phần thay đổi giá trị của thương hiệu.

>>> Xem thêm: Nhân cách hóa thương hiệu là gì?

Không chỉ các thương hiệu lớn có giá trị hàng tỷ đô la như Coca Cola hay Pepsi, mà các thương hiệu nhỏ cũng có giá trị riêng của nó trong ngành, trong địa phương. Tài sản thương hiệu là một trong số ít những loại tài sản có thể mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

Nguồn: ebrandvalue + thebalancesmb

Bài viết Giá trị thương hiệu là gì? Làm thế nào để định giá thương hiệu? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.



source https://dtmconsulting.vn/gia-tri-thuong-hieu-la-gi-lam-the-nao-de-dinh-gia-thuong-hieu/

Nhận xét