Concept Testing Methods – Phương pháp test concept sản phẩm

Test concept sản phẩm là một công việc cực kỳ quan trọng trong bất kỳ tình huống nào, bất kỳ giai đoạn nào của sản phẩm. Đặc biệt là trước khi doanh nghiệp muốn phát triển, ra mắt một sản phẩm mới hay có ý định mở rộng thị trường mới.

Bài viết dưới đây sẽ đem đến thông tin về các phương pháp test concept sản phẩm (concept testing methods) khác nhau có thể được sử dụng.

Phương pháp test concept sản phẩm

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã thiết kế và áp dụng nhiều phương pháp test concept sản phẩm. Các phương pháp này được phân loại dựa trên cách mà sản phẩm xuất hiện đối với người tiêu dùng. Mỗi phương pháp này phù hợp với các loại hình nghiên cứu khác nhau. Test concept sản phẩm có thể dễ dàng đạt được với sự trợ giúp của các nền tảng nghiên cứu. Dưới đây là bốn phương pháp chính của test concept sản phẩm:

  • Comparision testing (Thử nghiệm so sánh)
  • Monadic testing (Thử nghiệm đơn nguyên)
  • Sequential monadic testing (Thử nghiệm đơn nguyên tuần tự)
  • Proto-monadic testing (Thử nghiệm nguyên mẫu)

Comparision Testing

Trong thử nghiệm so sánh, hai hoặc nhiều khái niệm được trình bày cho người trả lời. Người trả lời so sánh các concept này bằng cách sử dụng các câu hỏi xếp hạng hoặc chọn các item tốt nhất được trình bày.

Thử nghiệm so sánh cho kết quả rõ ràng và dễ hiểu đối với bất cứ ai. Tuy nhiên kết quả thu được từ phương pháp này sẽ thiếu đi bối cảnh thực tế và một số điểm quan trọng khác. Không thể biết được tại sao người trả lời lại chọn một tiêu chí trong so sánh với các tiêu chí khác. Điều quan trọng của test concept sản phẩm là phải hiểu được những chi tiết này để áp dụng vào tối ưu sản phẩm.

Monadic Testing

Trong một thử nghiệm đơn nguyên (Monadic testing), mẫu nghiên cứu được chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm chỉ được tiếp xúc và kiểm tra với 1 concept sản phẩm. Các bài kiểm tra này tập trung vào việc phân tích chuyên sâu một khái niệm duy nhất. Một cuộc thử nghiệm đơn nguyên thường ngắn và có mục tiêu cao.

Vì mỗi nhóm người trả lời nhìn thấy một concept sản phẩm duy nhất, nên có thể đi sâu mà không làm cho cuộc khảo sát dài dòng. Các nhà nghiên cứu có thể hỏi các câu hỏi tiếp theo về các thuộc tính khác nhau của một concept sản phẩm, chẳng hạn như họ thích gì về sản phẩm, bao bì, giá cả, v.v. Mặc dù mỗi nhóm người trả lời nhìn thấy các sản phẩm khác nhau một cách riêng biệt, nhưng mỗi sản phẩm sẽ cần tuân theo những câu hỏi giống nhau.

Các cuộc thử nghiệm đơn nguyên (Monadic testing) ngắn và cho phép các nhà nghiên cứu linh hoạt để hỏi nhiều câu hỏi tiếp theo. Do đó, kết quả cung cấp thêm bối cảnh xung quanh lý do tại sao một concept sản phẩm cụ thể lại tốt hơn những concept sản phẩm khác.

Tuy nhiên, vì đối tượng mục tiêu được chia thành nhiều nhóm, nên cỡ mẫu cần thiết để tiến hành thử nghiệm đơn lẻ là rất rộng. Với mỗi concept sản phẩm cần thử nghiệm, kiểm tra, kích thước mẫu tăng lên một cách đáng kể. Việc mẫu khảo sát, nghiên cứu tăng lên làm chi phí để thực hiện cũng tăng lên.

Sequential Monadic Testing

Cũng giống như cách thực hiện trong Thử nghiệm đơn nguyên (Modanic Testing), trong thử nghiệm đơn nguyên tuần tự (Sequential Monadic Testing), mẫu nghiên cứu cũng được chia làm nhiều nhóm. Tuy nhiên, thay vì cho mỗi nhóm đánh giá từng concept sản phẩm riêng lẻ, mỗi nhóm giờ đây được đánh giá tất cả các concept sản phẩm. Thứ tự các concept sản phẩm sẽ được chỉ định ngẫu nhiên. Những người tham gia sẽ trả lời cùng một bộ câu hỏi đối với mỗi concept sản phẩm.

Vì mỗi nhóm người trả lời được tiếp xúc với tất cả concept sản phẩm, nên quy mô mẫu khảo sát cần thiết để thực hiện một thử nghiệm đơn nguyên tuần tự không lớn. Do đó, chi phí để thực hiện phương pháp này cũng thấp hơn. Nhờ đặc điểm này mà phương pháp thử nghiệm đơn nguyên tuần tự phù hợp khi thực hiện với mẫu khảo sát nhỏ, hoặc với mục tiêu tiết kiệm ngân sách.

Tuy nhiên, vì tất cả các concept được trình bày cho từng nhóm người trả lời, nên độ dài của bảng câu hỏi là một vấn đề cần phải xem xét. Điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành và có thể dẫn đến xu hướng không phản hồi.

Proto-monadic Testing

Proto-monadic testing (tạm dịch: Thử nghiệm nguyên mẫu) bao gồm 2 quá trình được thực hiện:

  • Thử nghiệm đơn nguyên tuần tự
  • Thử nghiệm so sánh

Với phương pháp test sản phẩm này, đáp viên trả lời về từng concept sản phẩm, sau đó chọn concept mà họ cho là tốt nhất.

Thiết kế này rất hữu ích để xác nhận các kết quả từ thử nghiệm đơn nguyên tuần tự. Các nhà nghiên cứu có thể xác minh xem khái niệm được chọn trong thử nghiệm so sánh có tương thích với những insights thu thập được về mỗi concept sản phẩm hay không.

Ví dụ về Test concept sản phẩm

Một số ví dụ điển hình về test concept sản phẩm:

Tesla

Tesla đã ra mắt Model 3 vào năm 2017 và gây chú ý trên toàn thế giới. Tesla đã sử dụng một chiến lược ra mắt độc đáo bằng cách sử dụng thử nghiệm ý tưởng để nhận được sự chấp thuận của khách hàng và huy động vốn.

Tesla

Tesla

Những người tham gia đã được trình bày về concept Model 3. Khi họ đã quen thuộc với các tính năng và lợi ích khác nhau của chiếc xe, họ có quyền chọn đặt cọc. Chiến lược này đã thành công rực rỡ và Tesla đã có thể huy động được 400 triệu USD.

Do đó, bằng cách sử dụng test concept sản phẩm, Tesla đã thu thập được phản hồi từ khách hàng và nguồn tài chính để có thể tiếp tục ra mắt.

Lego

Lego luôn gặp khó khăn khi bán sản phẩm của họ cho nhóm nhân khẩu học nữ. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng chỉ có 9% đồ chơi của họ bán được cho các bé gái. Lego đã quyết định đầu tư mạnh vào việc tiến hành thử nghiệm ý tưởng và nghiên cứu thị trường trong một thời gian dài để thay đổi điều này. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu thói quen vui chơi của các bé gái.

Lego

Nghiên cứu này giúp họ nhận ra rằng các bé gái thích xây dựng một môi trường, một khu vực trò chơi hơn là các đồ chơi riêng lẻ. Các bé gái thích tập trung hơn vào bố cục và các chi tiết cấu trúc.

Sử dụng insights này, Lego quyết định thiết kế một dòng sản phẩm hoàn toàn mới dành cho đối tượng người tiêu dùng là các bé gái – Lego Friends. Dòng sản phẩm này ra mắt năm 2012 và tăng doanh thu gấp 3 lần về nhóm đồ chơi dành cho nữ từ 300 triệu USD đến 900 triệu USD vào năm 2014.

Nếu như doanh nghiệp bạn còn có những thắc mắc, băn khoăn về việc Test concept sản phẩm, hãy Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Hoặc nếu như doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ Test concept sản phẩm của DTM Consulting, hãy liên hệ ngay để đặt lịch tư vấn trực tiếp với những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi.

Nguồn: Questionpro



source https://dtmconsulting.vn/phuong-phap-test-concept-san-pham/

Nhận xét