Nghiên cứu thị trường (market research) có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tìm hiểu khách hàng của mình.
Phân tích cạnh tranh (competivie analysis) giúp doanh nghiệp tìm ra lợi thế của mình và trở nên độc đáo.
Việc sử dụng kết hợp hai công cụ này với nhau có thể giúp cho doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho riêng mình khiến cho việc kinh doanh phát triển tốt hơn.
1-Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là gì?
Nghiên cứu thị trường là một nghiên cứu về các đặc điểm của một thị trường mà một công ty hy vọng sẽ thành lập được thị trường đó.
Nghiên cứu thị trường giúp cung cấp các thông tin cần thiết để các tổ chức, doanh nghiệp giải quyết những vấn đề marketing; thiết kế các phương pháp thu thập dữ liệu; quản lý và thực hiện quá trình thu thập dữ liệu; phân tích các kết quả và truyền thông về những kết quả cũng như sử dụng chúng
Sử dụng nghiên cứu thị trường để tìm kiếm khách hàng
Nghiên cứu thị trường đem lại những thông tin về hành vi khách hàng và xu hướng kinh tế rồi kết hợp chúng lại trong bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp để xác nhận và cải thiện những ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong tư duy kinh doanh hiện đại, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải hiểu được khách hàng của mình ngay từ đầu trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến họ. Thực hiện nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp xác nhận lại chính mình đã làm được những gì, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho mỗi quyết định kinh doanh ngay cả khi chúng mới đang ở trên dạng ý tưởng.
Dưới đây là những điểm quan trọng mà một doanh nghiệp cần hiểu về thị trường của mình:
- Nhân khẩu học: Các đặc điểm về nhân khẩu học của khách hàng
- Nhu cầu: khách hàng có mong muốn về sản phẩm của bạn không?
- Quy mô thị trường: có bao nhiêu người quan tâm đến sản phẩm của bạn?
- Các chỉ số về kinh tế: thu nhập, việc làm,…
- Địa điểm: Khách hàng của bạn ở đâu
- Cạnh tranh trên thị trường (sự bão hòa của thị trường): có bao nhiêu lựa chọn tương tự đang tồn tại trên thị trường
- Giá thành: khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá như thế nào
Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần cập nhật các xu hướng kinh doanh mới nhất. Và quan trọng là doanh nghiệp cần hiểu được xu hướng nào có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, hay cụ thể hơn là ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Thực hiện nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc thuê ngoài các đơn vị nghiên cứu thị trường.
Việc tự nghiên cứu thị trường có thể giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí, tuy nhiên việc này lại không thể mang lại nhiều thông tin cụ thể giúp ích cho doanh nghiệp.
Việc thuê những đơn vị nghiên cứu thị trường có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường có thể giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi về khách hàng như phản ứng của họ với thương hiệu, những cải tiến doanh nghiệp nên thực hiện để nâng cao trải nghiệm mua hàng,…
Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu thị trường thường được sử dụng:
- Phỏng vấn cá nhân
- Phỏng vấn nhóm – focus group
- Khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
- Quan sát
Để được hướng dẫn về việc quyết định phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi và nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia. Hoặc nếu bạn muốn thuê một đơn vị nghiên cứu thị trường, hãy tham khảo Dịch vụ nghiên cứu thị trường của DTM Consuling tại đây.
2-Phân tích cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh là gì?
Phân tích cạnh tranh (competitive analysis) là quá trình xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá chiến lược của họ để xác định điểm mạnh và điểm yếu mà họ sở hữu liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục tiêu của phân tích cạnh tranh là thu thập thông tin thông minh cần thiết để tìm ra hướng tấn công và phát triển chiến lược tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp.
Xem thêm về: Competitive Intelligence – Trí tuệ cạnh tranh giúp doanh nghiệp phát triển như thế nào?
Sử dụng phân tích cạnh tranh để tìm lợi thế thị trường
Phân tích cạnh tranh giúp bạn học hỏi từ các doanh nghiệp đang cạnh tranh để giành khách hàng tiềm năng của bạn. Đây là chìa khóa để xác định lợi thế cạnh tranh tạo ra doanh thu bền vững.
Khi áp dụng Phân tích cạnh tranh, doanh nghiệp nên xác định sự cạnh tranh của bạn theo dòng sản phẩm hoặc dịch vụ và phân khúc thị trường. Đánh giá các đặc điểm sau của bối cảnh cạnh tranh:
- Thị phần
- Điểm mạnh và điểm yếu
- Rào cản gia nhập thị trường
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
- …
Một số ngành có thể đang cạnh tranh để phục vụ cùng một thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm mục tiêu. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp nên đảm bảo phân biệt các phân tích cạnh tranh của mình theo ngành.
Có nhiều phương pháp để làm điều này, bao gồm cả phân tích Năm Lực lượng của Porter .
Các yếu tố quan trọng của ngành cần xem xét bao gồm mức độ cạnh tranh, mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh hoặc dịch vụ mới và ảnh hưởng của nhà cung cấp và khách hàng đến giá cả.
3-Marketing dựa trên dữ liệu – xu hướng của tương lai
Marketing dựa trên dữ liệu hàm ý việc đưa ra các quyết định marketing dựa vào dữ liệu và bao gồm/nhấn mạnh các công việc thu thập, phân tích dữ liệu phục vụ cho các quyết định marketing, và thực hiện hoạt động marketing thông qua insights thu được từ dữ liệu có cấu trúc (structured-data) và dữ liệu đa cấu trúc (multi-structured data), với khối lượng dữ liệu ngày càng nhiều, càng lớn, thậm chí vượt qua khả năng các phương pháp/cách thức xử lý truyền thống mà còn gọi là Big Data mà chúng ta hay nhắc đến.
Vì các quyết định marketing được đưa ra dựa trên dữ liệu và insights thu được, Marketing dựa trên dữ liệu sẽ tạo ra những kết quả và thành tích marketing tốt hơn và thúc đẩy những nỗ lực đo lường, đánh giá thành tích từ khâu lên kế hoạch đến triển khai kế hoạch marketing.
Việc sử dụng dữ liệu để hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các quyết định marketing có thể làm được nhiều điều hơn việc chỉ là gia tăng trải nghiệm tương tác với khách hàng.
Việc nghiên cứu thị trường hay phân tích cạnh tranh cũng là các hoạt động marketing dựa trên dữ liệu. Đây chắc chắn là hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp bởi nó giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu nhiều rủi ro trước khi đưa ra bất cứ quyết định kinh doanh nào.
Nguồn: SBA
source https://dtmconsulting.vn/market-research-and-competitor-analysis/
Nhận xét
Đăng nhận xét