[BÁO CÁO] Thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi như thế nào sau COVID-19 tại Đông Nam Á
Covid-19 đã có những tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp. Mặc dù nhà nước Việt Nam đã tiến hành các hoạt động phòng dịch từ rất sớm để ngăn chặn sự lây lan trong coongj đồng. Tuy nhiên, các hoạt động giãn cách và lệnh cấm tụ tập nơi đông người cũng đã thay đổi rất nhiều thói quen của người tiêu dùng. Trong báo cáo này, chúng tôi đề cập đến hành vi thay đổi của khách hàng sau COVID-19 và xu hướng tiêu dùng của họ.
Sử dụng thực phẩm tăng cường miễn dịch
COVID-19 diễn ra khiến người tiêu dùng tại khu vực châu Á hay Đông Nam Á chuyển sang sử dụng các sản phẩm, phương pháp phòng bệnh truyền thống.
Người tiêu dùng Đông Nam Á đang bị tác động của COVID-19 đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Điều này xảy ra khi một số quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Philippines, đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn để hạn chế sự lây lan của virus. Để bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm, người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các biện pháp điều trị phòng bệnh tại nhà, bổ sung sức khỏe, đặt hàng thực phẩm trực tuyến và ăn uống tại nhà để tránh các khu vực đông người. Những thay đổi như vậy trong hành vi của người tiêu dùng trong một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn có thể có tác động lâu dài đến cách người tiêu dùng ăn và uống trong tương lai.
Một số loại thực phẩm được người dân tại khu vực Đông Nam Á ưa chuộng: tỏi đen (Việt Nam); Jamu (Indonesia), Vitamin C (Singapore), Malunggay và dầu dừa nguyên chất (Philippines).
Như vậy, không thể phủ nhận việc COVID-19 đã tác động đến nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe và việc tăng cường hệ miễn dịch. Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm hàng ngày một cách thiên về tự nhiên hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam nói riêng và tại khu vực Đông Nam Á nói chung, nhất là các doanh nghiệp liên quan đến các mặt hàng tiêu dùng, ăn uống hàng ngày thì có thể cân nhắc các thông điệp hỗ trợ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng,….
Các thương hiệu truyền bá thông điệp về phòng ngừa và miễn dịch
Ở Đông Nam Á, các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng cường miễn dịch đang tích cực quảng bá tầm quan trọng của khả năng miễn dịch để tăng cường cơ thể trong thời kỳ đại dịch. Các sản phẩm tăng cường khả năng miễn dịch này bao gồm thực phẩm và đồ uống tăng cường vitamin, cũng như sữa chua, sữa chua uống và đồ uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Theo nghiên cứu của Mintel Reports Thailand, tại Thái Lan, nhu cầu hỗ trợ miễn dịch cao ở người tiêu dùng từ 55 tuổi trở lên (gần ba phần năm), so với một nửa số người dưới 55 tuổi.
>> Xem thêm:Điều hướng hành vi khách hàng mua sắm cuối năm 2020
Thêm giấc ngủ đầy đủ vào phương trình khởi động miễn dịch
Kể từ khi đại dịch bùng phát, người tiêu dùng đang được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc như một cách tự nhiên để cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Theo nghiên cứu của Mintel, gần 3/4 người tiêu dùng Indonesia ở thành thị cảm thấy ngủ đủ giấc là một yếu tố góp phần tạo nên một lối sống lành mạnh. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ của họ, hơn một phần ba người tiêu dùng Thái Lan chuyển sang thực phẩm và đồ uống chức năng. Điều này mở ra cơ hội hơn nữa cho thực phẩm và đồ uống trong lĩnh vực quản lý giấc ngủ và căng thẳng.
Biến mua sắm trực tuyến (online) thành một phong cách tiêu dùng mới
Thương mại điện tử phát triển mạnh khi người tiêu dùng tránh ra ngoài
Người tiêu dùng hướng đến sự tiện lợi của việc đặt hàng tạp hóa trực tuyến khi mọi người chọn ở trong nhà thường xuyên hơn để giảm thiểu tiếp xúc với COVID-19. Các nhà cung cấp tạp hóa trực tuyến đã chứng kiến lượng đơn đặt hàng tăng vọt. RedMart, trang web siêu thị trực tuyến hàng đầu của Singapore, đã trải qua “nhu cầu chưa từng có” với các đơn đặt hàng cho các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như thực phẩm và sản phẩm gia dụng tăng vọt. Nhu cầu mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến ở Singapore thậm chí còn tăng cao hơn sau khi xảy ra tình trạng mua hàng lộn xộn.
Những người tiêu dùng mua hàng trực tuyến có thể tối đa hóa tình hình hiện tại và có được người dùng mới bằng cách giới thiệu những lợi ích của việc mua sắm hàng hóa trực tuyến, bao gồm việc có đủ kho các mặt hàng phổ biến trong thời kỳ đại dịch, xử lý và giao bưu kiện an toàn, giao hàng miễn phí, khuyến mại và sử dụng thanh toán điện tử để giảm nguy cơ mắc bệnh do trao đổi tiền mặt.
>> Xem thêm: [BÁO CÁO] Xu hướng bán lẻ và CPG trong năm 2021 sau COVID-19 cho doanh nghiệp
Niềm vui dùng bữa ăn tại nhà
Cơ hội chế biến các bữa ăn tại nhà ngon, tiện lợi và bổ dưỡng tại nhà
Khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng dùng bữa tại nhà để tránh tiếp xúc nơi đông người, các nhà sản xuất thực phẩm có thể tham gia để cung cấp cho họ một giải pháp bữa ăn thuận tiện, ngon và lành mạnh hơn. Sử dụng các loại sản phẩm lành mạnh có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể; tuy nhiên, chuẩn bị thức ăn lành mạnh và ngon có thể là một thách thức thực sự đối với nhiều người kể cả những người mới nấu ăn.
Theo nghiên cứu của Mintel, tại Việt Nam, gần 3/4 người tiêu dùng nấu ăn hoàn toàn từ đầu hoặc hầu hết thời gian tại nhà. Tuy nhiên, một nửa cho rằng rất khó để chế biến thức ăn lành mạnh và ngon.
Nắm bắt insight khách hàng này, nhãn hàng gia vị Knorr của Unilever đã giải quyết những vấn đề nhức nhối này thông qua hợp tác với báo điện tử Zing.vn để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích về sức khỏe và những thực đơn bổ dưỡng, dễ làm để gia đình luôn khỏe mạnh trong mùa dịch.
Niềm vui khi trang trí bữa ăn tại nhà
Cuộc khủng hoảng y tế cũng đã cho các công ty thực phẩm và đồ uống có cơ hội giúp đỡ, đồng thời thể hiện sự tiện lợi mà sản phẩm của họ mang lại. Tập đoàn thực phẩm lớn nhất của Thái Lan Charoen Pokphand Foods (CPF) đã khởi động dự án “Thực phẩm từ trái tim chống lại COVID-19” của CPF nhằm cung cấp thực phẩm miễn phí cho các cá nhân bị kiểm dịch. Công ty đã mở rộng chương trình này cho các nhân viên y tế bệnh viện công trên cả nước. Những người tham gia được lựa chọn ba loại bữa ăn sẵn bao gồm thịt nấu với cơm. Chương trình của CPF trình bày cách người tiêu dùng có thể thưởng thức nhiều loại thực phẩm tiện lợi mà không cần phải bước ra khỏi nhà của họ trong thời gian cách ly.
Những điều thương hiệu cần biết
Với sự gia tăng của các trường hợp COVID-19, người tiêu dùng Đông Nam Á đang thay đổi thói quen của họ bằng cách tích trữ hàng tạp hóa và tăng cường mua sắm trực tuyến. Ngay cả sau khi tình hình hiện tại lắng dịu, với quy mô bùng phát và tùy thuộc vào thời gian của các biện pháp ngăn chặn, đại dịch vẫn có thể để lại dấu ấn khó phai mờ đối với hành vi người tiêu dùng. Những hành vi chính như cảnh giác về khả năng miễn dịch và vệ sinh sẽ tồn tại lâu dài, cũng như sự phụ thuộc vào mua sắm hàng hóa trực tuyến và thậm chí có thể là thói quen nấu ăn tại nhà của nhiều người vẫn sẽ tiếp diễn về sau.
Vậy còn trường hợp của doanh nghiệp bạn? COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh ra sao? Có những vấn đề nào cần giải quyết để gia tăng doanh thu trong dịp tết nguyên đán 2021 sắp tới?
Nếu bạn đang bối rối và có những vấn đề “nan giải” hãy LIÊN HỆ ngay với DTM Consulting để nhận PHÂN TÍCH, TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ chuyên gia!
Tham khảo Mintel
source https://dtmconsulting.vn/bao-cao-thoi-quen-va-hanh-vi-tieu-dung-sau-covid-19-dong-nam-a/
Nhận xét
Đăng nhận xét