Khi tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, doanh nghiệp cần thiết lập ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của mình. Kiểm tra các giai đoạn của quá trình ra mắt và xác định chi phí liên quan đến từng giai đoạn để doanh nghiệp có thể duy trì các nỗ lực của mình cho đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngân sách cho phát triển sản phẩm mới
Ngân sách cho phát triển sản phẩm mới (Product Development Budget) là khoảng tiền mà doanh nghiệp có sẵn để chi trả cho tất cả các chi phí để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của mình và nên được liệt kê chi tiết từng khoản cho từng giai đoạn.
Cách thiết lập ngân sách nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Để thiết lập ngân sách cho phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xác định được những khoản chi phí sẽ cần chi trả để lên được ngân sách hợp lý nhất khi tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Xem thêm: Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Ngân sách nghiên cứu
Đưa một sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp không nên tiếc một khoản ngân sách ban đầu chi cho việc nghiên cứu về thị trường, về sản phẩm,… Việc nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng ngay từ đầu giúp doanh nghiệp tránh được việc chi tiền một cách vô ích.
Ngân sách phát triển
Chi phí phát triển là phí một lần cho công việc liên quan đến việc tạo hoặc tinh chỉnh thiết kế sản phẩm.
Doanh nghiệp phải ước tính chi phí phát triển và phân tích ROI (Return On Investment) cho việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới của mình. Tính toán chi phí trả lương mới cho nhân viên tạo ra hoặc sản xuất sản phẩm.
Các cân nhắc về chi phí của doanh nghiệp cho giai đoạn phát triển bao gồm tất cả các chuẩn bị cần thiết trước khi doanh nghiệp thực sự cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới cho thị trường.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp đang sản xuất một sản phẩm mới lúc này sẽ cần thêm công nhân sản xuất, cũng như người giám sát để thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát chất lượng. Nếu doanh nghiệp quyết định mua một sản phẩm hiện có để bán lại thì cần phải biết chính xác chi phí và phải quyết định xem doanh nghiệp có cần đào tạo nhân viên để bán sản phẩm đó hay không. Đối với một dịch vụ mới, doanh nghiệp sẽ cần thêm nhân sự để cung cấp dịch vụ và sẽ phải chịu chi phí đào tạo nhân viên bán hàng của mình để quảng bá dịch vụ mới.
Ngân sách sản xuất
Thiết lập ngân sách cho giai đoạn sản xuất là việc ước tính chi phí để sản xuất sản phẩm/ dịch vụ mới. Với một dịch vụ, doanh nghiệp cần phải biết mình sẽ phải trả bao nhiêu cho máy tính, phần mềm, thiết bị, vận chuyển,… để cung cấp dịch vụ. Hay với một sản phẩm, quá trình sản xuất sẽ yêu cầu nguyên liệu, quy trình, thiết bị, kho bãi, vận chuyển, giao hàng và đóng gói.
Giai đoạn sản xuất bao gồm tất cả các khía cạnh của việc tạo ra hay có được một sản phẩm/ dịch vụ mới sẵn sàng đến tay khách hàng. Ngoài ra, các tính toán để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp phải dựa trên ước tính về lượng nhu cầu của khách hàng đối với thị trường này.
Ngân sách marketing
Ngân sách Marketing (Marketing Budget) là khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho tất cả các chi phí về hoạt động Marketing cho sản phẩm mới.
Thông thường doanh nghiệp nên thiết lập ngân sách marketing và phân bổ ngân sách cho truyền thông hợp lý theo những hạng mục như:
- Chi phí liên quan đến chiến dịch: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các khoản thanh toán cho các influencers để họ đăng tải về các sản phẩm mới của doanh nghiệp.
- Các dịch vụ quảng cáo, tư vấn,…: bao gồm thiết kế đồ họa, viết nội dung (copywriting), chuyên gia tối ưu hóa SEO và phát triển chiến lược.
- Chi phí phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch marketing (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa,…)
- Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên.
Ngân sách dự phòng
Ngân sách dự phòng là chi phí doanh nghiệp sẽ có thể phải chi cho những khoản khác nhau hay những chi phí phát sinh bên ngoài các giai đoạn. Tạo một ngân sách dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động để ứng biến với các tình huống trong bất kỳ giai đoạn nào và giảm thiểu rủi ro tốt nhất.
Xem thêm: 9 bước đưa sản phẩm mới ra thị trường
Những sai lầm khi xác định ngân sách phát triển sản phẩm
Doanh nghiệp cần lưu ý tránh những sai lầm không đáng có khi xác định ngân sách cho phát triển sản phẩm mới để không bị mất tiền một cách vô ích.
Bỏ qua quá trình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu ban đầu giúp cho doanh nghiệp có những đánh giá ban đầu về nhu cầu của thị trường, nhu cầu của khách hàng hay đánh giá xem liệu sản phẩm mới có tiềm năng, có được đón nhận từ phía khách hàng,… Một trong những sai lầm phổ biến nhất đó là doanh nghiệp thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu với mục đích tiết kiệm ngân sách mà bắt đầu luôn ở việc thiết kế sản phẩm và chỉ tập trung đầu tư cho ngân sách marketing.
Thiết lập một khoảng ngân sách cho giai đoạn nghiên cứu ban đầu sex giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng khi đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Quên phân bổ ngân sách cho thử nghiệm
Trong thực tế, không phải lúc nào những quyết định doanh nghiệp đưa ra cũng có thể đem đến thành công, vì vậy, việc thử nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tránh bớt những rủi ro và mang lại hiệu quả cao hơn cho thương hiệu.
Ngân sách cho phát triển sản phẩm mới còn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, định hướng của doanh nghiệp, nguồn lực hiện có và mục tiêu tăng trưởng trong tương lai do đó doanh nghiệp nên thiết lập ngân sách cụ thể trước khi đưa sản phẩm mới ra thị trường.
Nếu bạn đang nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN
LIÊN HỆ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY!
source https://dtmconsulting.vn/ngan-sach-cho-phat-trien-san-pham-moi/
Nhận xét
Đăng nhận xét