Để giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường cần chú ý những điều gì?
- Tìm hiểu những lý do vì sao một sản phẩm thất bại
- Nghiên cứu sản phẩm
- Nghiên cứu thị trường
- Xây dựng chiến lược marketing
- Thu thập những phản hồi
- Xác định vấn đề mà doanh nghiệp có thể giải quyết cho khách hàng
- Hiểu được toàn bộ trải nghiệm của khách hàng đều là sản phẩm
- Phát triển sản phẩm mới là phát triển doanh nghiệp
- Đặt khách hàng làm trung tâm
1/ Tại sao nhiều sản phẩm thất bại
Nhiều người tạo ra một sản phẩm mới tin rằng nếu họ tạo ra thứ gì đó tuyệt vời, khách hàng sẽ tự nhiên sẵn sàng mua. Nhưng điều này liệu có đúng? Và tại sao một sản phẩm dù tốt nhưng vẫn thất bại?
Không thực hiện nghiên cứu thị trường
Nhiều doanh nghiệp không thực hiện nghiên cứu thị trường thích hợp và không bao giờ xác định được thị trường mục tiêu của họ. Nếu không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, ngay cả những lần ra mắt sản phẩm tốt nhất cũng có thể dẫn tới thất bại thảm hại.
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp xác nhận được nhu cầu về sản phẩm trên thị trường và xác định được rằng nhóm khách hàng nào đang có nhu cầu đó. Đồng thời có thể dự đoán được quy mô thị trường và rất nhiều thông tin quan trọng khác.
Không cung cấp thông tin cho khách hàng
Khi doanh đang phát triển một sản phẩm mới, họ phải dành thời gian để cung cấp thông tin mọi người về sản phẩm trước khi ra mắt. Điều này đặc biệt đúng nếu doanh nghiệp đang giới thiệu một sản phẩm mang tính cách mạng mà mọi người có thể không hiểu.
Doanh nghiệp không chỉ cần cung cấp thông tin về sản phẩm mà còn cần cung cấp cả thông tin liên quan đến nó để khiến cho khách hàng có thể hiểu được giá trị thực sự mà sản phẩm đem lại. Điều này không phải là một việc có thể thực hiện xong ngay lập tức mà là một công việc xuyên suốt quá trình kinh doanh sản phẩm.
Không chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra mắt
Việc ra mắt một sản phẩm cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng suốt một thời gian dài. Thành công của một sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào quá trình trước khi ra mắt sản phẩm.
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thị trường, khách hàng, phát triển sản phẩm,… và rất nhiều công việc khác trước khi thực sự có thể đưa sản phẩm ra thị trường và đến tay khách hàng của mình.
Nỗ lực marketing không hiệu quả
Để một sản phẩm thành công thì các hoạt động marketing cần được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.
Mỗi một sự sai xót sẽ dẫn đến những thất bại không đáng có.
Việc xác định khách hàng mục tiêu không đúng, thông điệp truyền thông không tới được khách hàng, kênh phân phối không hợp lý,… Tất cả đều có thể khiến cho việc đưa sản phẩm mới ra thị trường thất bại.
2/ Những điều cần chú ý
Khi doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường, họ phải làm những việc nhất định trước, trong và sau khi ra mắt. Và mặc dù không có gì đảm bảo việc ra mắt của bạn sẽ thành công, nhưng những hoạt động này có thể tăng cơ hội thành công cho sản phẩm.
Tuy nhiên doanh nghiệp cũng có việc cần phải hoàn thành, đó là các công việc cần chuẩn bị trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Nghiên cứu sản phẩm
Một trong những sai lầm lớn nhất của nhiều doanh nghiệp là họ quá yêu sản phẩm của mình và mù quáng với nó. Đến nỗi họ không thể nhận ra những sai sót còn tồn tại trong sản phẩm của mình.
Họ nghiên cứu sản phẩm của mình và nhận phản hồi nhưng sau đó nhanh chóng bỏ qua những phản hồi tiêu cực nhận được. Họ yêu thích sản phẩm của mình theo cách của nó và tin rằng khách hàng sẽ nhìn nhận nó theo cách của họ.
Điều quan trọng là phải có cái nhìn thực tế về sản phẩm của bạn trước khi phát hành trên thị trường.
Nghiên cứu sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra liệu sản phẩm đã thực sự sẵn sàng để tung ra thị trường hay chưa. Để thực hiện việc này, doanh nghiệp có thể thử nghiệm sản phẩm của mình với mẫu khách hàng mục tiêu được xác định trước.
Nghiên cứu thị trường
Việc cần làm tại đây là tìm hiểu xem có thị trường cho sản phẩm hay không. Điều này càng quan trọng hơn nếu doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm mới, đột phá.
Nghiên cứu thị trường cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin giá trị giúp nâng cao tỷ lệ thành công của sản phẩm.
Xây dựng chiến lược marketing
ĐI cùng một sản phẩm thành công là những chiến lược marketing và kế hoạch marketing chu đáo. Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai. Và tại đây doanh nghiệp cần lập kế hoạch làm sao để tiếp cận tới họ.
Thu thập những phản hồi
Công việc của doanh nghiệp không kết thúc ở quá trình ra mắt sản phẩm. Giờ đây họ cần tiếp tục giao tiếp với thị trường, thu thập những phản hồi giá trị, kiểm tra tác động của sản phẩm với thị trường.
Chia sẻ câu chuyện của khách hàng về cách sản phẩm đã ảnh hưởng tích cực đến họ. Viết thông cáo báo chí và cung cấp thông tin cho công chúng thông qua các bài đăng và bài báo trên blog.
Lưu ý về sản phẩm
Doanh nghiệp không bán sản phẩm – mà bán giải pháp cho khách hàng
Mọi người không mua sản phẩm vì chúng có các tính năng X, Y và Z; họ mua sản phẩm để giúp họ giải quyết vấn đề. Hãy nghĩ về các sản phẩm bạn sử dụng hàng ngày và lý do tại sao bạn sử dụng chúng.
Có thể bạn sẽ không nói rằng bạn coi trọng LinkedIn vì thuật toán nguồn cấp tin tức hoặc tính năng nhắn tin trực tiếp của nó. Thay vào đó, bạn sẽ nói rằng nó giúp bạn tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc thuê những người tài năng.
Nói chung, lợi ích của việc sử dụng một sản phẩm đối với khách hàng quan trọng hơn nhiều so với các tính năng và khả năng cụ thể. Công việc của doanh nghiệp với tư cách là người đưa sản phẩm mới ra thị trường không phải là xây dựng các tính năng tốt nhất mà là giải quyết các vấn đề quan trọng nhất.
Nếu doanh nghiệp có thể giải quyết hiệu quả vấn đề của ai đó — cho dù điều đó có nghĩa là giảm bớt điểm khó khăn trong quy trình làm việc của họ hay giúp họ về nhà đúng giờ — họ có thể sẽ chấp nhận nếu sản phẩm bị thiếu trong các lĩnh vực khác. Họ sẽ gắn bó với bạn khi bạn tìm ra những bước ngoặt ban đầu vì giá trị cốt lõi mà bạn đang cung cấp là xứng đáng.
Toàn bộ trải nghiệm của khách hàng đều là sản phẩm
Một sai lầm phổ biến khác mà các nhà quản lý sản phẩm và doanh nhân mắc phải là chỉ tập trung vào bản thân sản phẩm, thay vì xem xét sản phẩm một cách tổng thể.
Ấn tượng của khách hàng về sản phẩm không bị giới hạn bởi thời gian họ sử dụng sản phẩm. Trải nghiệm khách hàng bắt đầu ngay khi họ nhấp vào một trong các quảng cáo của doanh nghiệp hoặc tìm đường đến trang web và trải nghiệm này mở rộng đến các tương tác mà họ có với nhóm hỗ trợ và bán hàng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chú ý đến hành trình khách hàng. Mọi thành phần của hành trình khách hàng đều thể hiện cơ hội đổi mới và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Những điểm khác biệt không phải lúc nào cũng phải là các tính năng; chúng có thể là một mô hình định giá duy nhất, trải nghiệm tham gia nhanh chóng hoặc dịch vụ khách hàng vượt trội.
Tìm cơ hội mới bằng cách phát triển sản phẩm mới
Thông thường, có nhiều doanh nghiệp tránh nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm mới bởi họ cho rằng điều đó có thể không hiệu quả, nhất là những doanh nghiệp nhỏ. Họ có hàng nghìn khách hàng đang sử dụng một tính năng nhất định của sản phẩm. Vì vậy họ nghĩ rằng đó phải là một tính năng tốt. Hoặc mô hình định giá hiện tại của họ đã mang lại nhiều doanh thu, vì vậy họ tin rằng đó là mô hình định giá hoàn hảo.
Do đó, không cần phát triển thêm một thứ gì đó mới mẻ? Nhận định này là hoàn toàn sai.
Trong khi một doanh nghiệp đang giậm chân tại chỗ với sự hài lòng của mình thì đối thủ cạnh tranh của họ đang không ngừng phát triển những ý tưởng mới để chuẩn bị cho tương lai. Và những sự hài lòng nhất thời lại là rào cản lớn nhất đối với thành công của một doanh nghiệp.
Việc liên tục thử nghiệm sản phẩm, phát triển sản phẩm mới có thể giúp cho doanh nghiệp vượt qua điểm mù và dẫn trước đối thủ.
Khi đã hiểu những gì cần phải chú ý, doanh nghiệp hãy tuân theo các bước đưa sản phẩm ra thị trường.
Bắt đầu từ khách hàng
Trước khi đi sâu vào một sản phẩm mới, doanh nghiệp nên xác định những gì mà mình muốn đạt được. Hãy xác định tầm nhìn về sản phẩm, về những gì doanh nghiệp muốn đạt được trong 5-10 năm tiếp theo sau khi ra mắt sản phẩm mới.
Chỉ sau khi bạn có cảm nhận vững chắc về các vấn đề của khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp mới có thể xác định giải pháp và ưu tiên các tính năng hữu ích nhất với khách hàng của mình. Để giúp định hướng những quyết định đó, điều quan trọng là phải có tầm nhìn sản phẩm lâu dài – điều này đúng ngay cả với các sản phẩm hiện có trong tổ chức, nhưng đặc biệt đối với các sản phẩm đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển.
Bằng cách xác định tầm nhìn lâu dài, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược chính xác.
Nguồn: Tallyfy + Product plan
source https://dtmconsulting.vn/chu-y-khi-dua-san-pham-ra-thi-truong/
Nhận xét
Đăng nhận xét