Marketing sản phẩm mới ngành y tế, dược phẩm

Phát triển và thương mại hóa các sản phẩm mới trong ngành dược phẩm, y tế mới là điều tất yếu và sống còn cho bất cứ một doanh nghiệp nào. Một sản phẩm mới có thể là một sản phẩm hoàn toàn mới, chưa có trên thị trường hoặc cũng có thể là một sản phẩm được cải thiện, bắt chước sản phẩm hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, dù thế nào các sản phẩm mới được sinh ra đều nhằm mục đích như tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng bền vững, phát triển thị trường cho doanh nghiệp.

Đối với một công ty dược phẩm đang tìm cách đổi mới mô hình kinh doanh, thương mại sản phẩm, việc ra mắt các sản phẩm mới là cơ hội vàng để thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật mới trước khi tung ra thị trường rộng rãi hơn.

Sau những ảnh hưởng từ đại dịch, hành vi và sở thích của khách hàng đã có những thay đổi nhất định.

Những gì thành công trong quá khứ không có nghĩa sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển và thành công trong tương lai.

Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị và thích nghi hơn với những thay đổi từ môi trường, từ khách hàng.

Chiến lược phát triển sản phẩm mới trong ngành y tế, dược phẩm

“Bắt chước” sản phẩm y tế, dược phẩm đã có trên thị trường

Chiến lược này đặc biệt phù hợp với các công ty có nguồn lực hạn chế. Trên thực tế, nhiều công ty phát triển tài năng đến mức họ có thể bắt chước bất kỳ sản phẩm nào, cho dù phức tạp đến đâu. Với sự đầu tư hạn chế vào nghiên cứu và phát triển, đôi khi người bắt chước có thể có chi phí thấp hơn, điều này mang lại lợi thế về giá trên thị trường so với người dẫn đầu.

Cải thiện sản phẩm y tế, dược phẩm đã có sẵn trên thị trường

Bất cứ một sản phẩm nào dù tốt đến mấy cũng sẽ đến giai đoạn cần điều chỉnh, cải thiện nhằm giữ cho sản phẩm tiếp tục tồn tại và cạnh tranh được với đối thủ. Hay sản phẩm đó cần điều chỉnh lại chiến lược marketing, chiến lược giá, khuyến mãi,.. nhằm thích nghi với thị trường, nhu cầu/hành vi khách hàng.

Ở giai đoạn này, nhà quản lý doanh nghiệp cần đưa ra quyết định: loại bỏ sản phẩm đó hoặc điều chỉnh sản phẩm bằng cách thực hiện các cải thiện sản phẩm. Thông thường việc cải thiện sản phẩm này thường được triển khai sau khi công ty đã tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng nhằm điều chỉnh sản phẩm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. Chiến lược này không chỉ tìm cách điều chỉnh và cải thiện sản phẩm mà đôi khi còn giúp sản phẩm có lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Thực phẩm chức năng thuốc dược phẩm y tế y dược

Phát triển sản phẩm y tế, dược phẩm hoàn toàn mới

Việc phát triển một sản phẩm y tế, dược phẩm mới thường bắt đầu bằng thử nghiệm phi lâm sàng, sau đó là các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người khác nhau để hỗ trợ việc đăng ký cấp phép. Các hoạt động Hóa học, Sản xuất và Kiểm soát (CMC) được tiến hành đồng thời để hỗ trợ các nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế, dược phẩm mới này.

Sản phẩm y tế, dược phẩm hoàn toàn mới là các sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và cả thị trường. Do sản phẩm hoàn toàn mới, doanh nghiệp trở thành người “đi đầu” vậy nên doanh nghiệp cũng rất dễ gặp phải những thách thức, khó khăn có thể lường trước hoặc không (cả trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và thương mại hóa). Trong khi đó, chi phí để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới trong ngành y tế, dược phẩm là vô cùng lớn. Chính vì vậy, thường là các doanh nghiệp lớn, nguồn lực (ngân sách, nhân sự) dồi dào mới đủ khả năng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm hoàn toàn mới.

>> Bài viết liên quan: Chiến lược cạnh tranh là gì? 4 loại chiến lược cạnh tranh

Quy trình phát triển sản phẩm y tế, dược phẩm mới

Dưới đây là quy trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ngành y tế, dược phẩm thông thường được diễn ra:

> Xem chi tiết: Quy trình phát triển và thương mại hóa sản phẩm mới cho mọi doanh nghiệp 

Tuy nhiên, do sản phẩm ngành y tế, dược phẩm có sự khác biệt nhất định so với sản phẩm tiêu dùng thông thường, vậy nên có một số lưu ý nhỏ mà các doanh nghiệp, nhà quản lý cần lưu ý như sau:

Lưu ý 1: Lên kế hoạch phát triển sản phẩm y tế, dược phẩm mới

Lập kế hoạch là việc cần thiết để chuẩn bị cho việc nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới. Lập kế hoạch không cần quá hoàn hảo ngay từ đầu, do trong quá trình triển khai việc đo lường và điều chỉnh sẽ luôn được diễn ra nhằm đảm bảo các mục tiêu cần đạt. Để tối ưu hóa quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm y tế, dược phẩm mới, nhà lãnh đạo nên lưu ý và cân nhắc đến các vấn đề sau:

  1. Thiết lập mục tiêu cụ thể của dự án
  2. Xác định chiến lược
  3. Làm rõ các yêu cầu quan trọng để sản phẩm được phê duyệt
  4. Dự kiến ngân sách, nhân sự và các giai đoạn triển khai của dự án

Kế hoạch phát triển sản phẩm y tế, dược phẩm mới doanh nghiệp nên tuân thủ bao gồm thông tin về sản phẩm, chẳng hạn như:

  • Chỉ định và tuyên bố sử dụng mô tả bệnh hoặc tình trạng được nhắm mục tiêu
  • Định nghĩa sử dụng có chủ đích: để điều trị, phòng ngừa, giảm nhẹ, chữa bệnh, giảm nhẹ hoặc chẩn đoán
  • Dạng bào chế
  • Kỳ vọng về hiệu quả được đo lường bằng các kết quả đã xác định, mức độ an toàn
  • …..

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến yếu tố khả thi khi thương mại hóa sản phẩm, cạnh tranh và các quy định hiện hành. Cụ thể, khi lập kế hoạch thị trường chiến lược cần cân nhắc:

  • Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp đã có sẵn chưa?
  • Sản phẩm mới của công ty có điểm gì nổi bật, khác biệt so  với các sản phẩm hiện có trên thị trường?
  • Các quy định, yêu cầu cấp phép hợp pháp đối với sản phẩm mới cần có ra sao?

>> Xem thêm: Cách lập kế hoạch marketing ngành dược

Lưu ý 2: Thử nghiệm lâm sàng

Bước đầu tiên để đánh giá một thực thể hóa học mới hoặc thực thể phân tử mới là tiến hành các nghiên cứu tiền lâm sàng nhằm xác định các đặc điểm an toàn có liên quan.

  • Các nghiên cứu dược lý học an toàn đánh giá cách sản phẩm ảnh hưởng đến cơ thể
  • Các nghiên cứu dược lực học thiết lập cơ chế hoạt động của sản phẩm và góp phần lựa chọn liều lượng cho các nghiên cứu lâm sàng.
  • Các nghiên cứu về độc tính xác định lượng thuốc có thể được sử dụng một cách an toàn và tần suất.
  • Các xét nghiệm dược động học đặc trưng cho cách thuốc được hấp thu, phân phối, chuyển hóa và bài tiết.

Tiếp tục thử nghiệm khả năng gây ung thư, độc tính miễn dịch, tương tác thuốc-thuốc và các tác dụng khác trong quá trình phát triển lâm sàng.

Việc lập kế hoạch hóa học, sản xuất và kiểm soát ở giai đoạn tiền lâm sàng đảm bảo rằng việc sản xuất sản phẩm y tế, dược phẩm được xem xét cẩn thận ở tất cả các giai đoạn, từ các lô phát triển đến quá trình thương mại hóa sản phẩm.

Lưu ý 3: Theo dõi và đánh giá sau khi ra thị trường

Sau khi phê duyệt, các doanh nghiệp nên có kế hoạch theo dõi và đánh giá sản phẩm khi đưa ra thị trường. Mặc dù sản phẩm đã ra thị trường những doanh nghiệp cũng nên theo dõi và nghiên cứu thêm các đặc tính, công dụng của sản phẩm mới về tính an toàn, hiệu quả, chỉ định hoặc cách thức sự dụng mới. Bên cạnh đó, yếu tố quy định, chính sách của nhà nước, địa phương cũng cần được cập nhật, theo dõi.  Những thay đổi về pháp lý có thể dẫn đến việc mở rộng tính độc quyền trên thị trường dưới sự bảo hộ bằng sáng chế bổ sung hoặc cập nhật nhãn phụ bổ sung.

>> Bài viết liên quan: Quy trình phát triển và thương mại hóa sản phẩm mới cho mọi doanh nghiệp (Phần 1)

Marketing sản phẩm y tế, dược phẩm mới

Thành công của một công ty dược phẩm không chỉ là kết quả của hiệu quả của các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển (R&D), bởi vì đầu ra của kết quả nghiên cứu về cơ bản là thông tin được sử dụng nhằm sản xuất, marketing và bán sản phẩm. Tất cả các chính sách quy định và giá cả gây khó khăn cho hoạt động marketing để cạnh tranh thành công cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

Thấu hiểu đối tượng mục tiêu

Không phải tất cả các công ty dược đều nhắm đến cùng một đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong khi một số thương hiệu dược phẩm tập trung vào việc tiếp cận vào nhóm tuổi làm cha mẹ, thì một số thương hiệu khác lại cung cấp thuốc và sản phẩm cho người cao tuổi. Hiểu biết đầy đủ về đối tượng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý và đánh giá ngay khi nắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm

Lên chiến lược kênh phân phối

Xem thêm: Muốn bán được sản phẩm phải tìm hiểu khách hàng! Vì sao? Và làm như thế nào?

Đánh giá sự cạnh tranh

Phân tích cạnh tranh kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bối cảnh cạnh tranh, cho phép ban lãnh đạo làm rõ thế mạnh nội bộ cũng như lường trước được những thách thức, rủi ro sẽ phải đối mặt.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn trong tương lai với các tiêu chí đánh giá khác nhau.

Xác định đề xuất giá trị (value proposition)

Một yếu tố quan trọng của bất kỳ chiến lược định vị thương hiệu nào đó là cách doanh nghiệp cung cấp giá trị cho thị trường ở mức cao nhất.

Khái niệm “đề xuất giá trị” phát triển từ nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard và đã có mặt trên thị trường trong nhiều thập kỷ. Một số nhà marketing gọi “đề xuất giá trị” như một điểm bán hàng quan trọng hoặc một điểm khác biệt được sử dụng để thuyết phục khách hàng mua hàng

Xác định Chiến lược Định vị thương hiệu

Định vị là xác định cách doanh nghiệp được phân biệt sản phẩm của họ và tạo dựng một vị trí trên thị trường.

Chiến lược định vị thương hiệu cần xem xét và đánh giá tất cả các khía cạnh của thị trường: quy mô, đặc điểm, nhân khẩu học và tâm lý học, cách doanh nghiệp, cung cấp giá trị và cách doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh. Khi muốn xây dựng định vị thương hiệu, doanh nghiệp nên đánh giá tất cả dữ liệu từ thị trường, khách hàng nhằm nắm bắt các cơ hội trên thị trường.

Xác định tính cách thương hiệu và lời hứa thương hiệu

Trải nghiệm thương hiệu của doanh nghiệp là bản chất của những gì doanh nghiệp đại diện – đó là hiện thân cho định vị của doanh nghiệp và trải nghiệm doanh nghiệp muốn khách hàng, thị trường cảm nhận và nhớ đến.

Thêm các đặc điểm tính cách con người vào thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp cô đọng trải nghiệm muốn mang lại cho khách hàng. Chúng sẽ đóng vai trò như một cơ chế theo dõi, kiểm tra và cân bằng cho quảng cáo và thông điệp chiến dịch để tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ.

Đo lường, theo dõi và đánh giá kết quả

Để mang lại trải nghiệm thương hiệu nhất quán, doanh nghiệp nên đảm bảo rằng mọi tương tác, kết nối với khách hàng, thị trường đều hỗ trợ cho chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp.

Bằng cách xác định mọi điểm tiếp xúc mà khách hàng và khách hàng tiềm năng có với công ty và những người đại diện cho thương hiệu, doanh nghiệp sẽ hiểu được các yếu tố đóng vai trò trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, sản phẩm của mình.

Sử dụng dịch vụ tư vấn marketing

Sử dụng dịch vụ tư vấn marketng là một cách để đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng khi phát triển và triển khai các hoạt động marketing và bán hàng cho sản phẩm y tế, dược phẩm mới. Thông thường, các công ty y tế, dược phẩm thường chú trọng đến đội ngũ dược sĩ, bác sĩ hơn là xây dựng và phát triển phòng ban marketing. Chính vì vậy, nhiều quyết định chiến lược của công ty, sản phẩm được đưa ra một cách cảm tính thiếu cơ sở. Kết quả là, sản phẩm y tế, dược phẩm mới ra thị trường gặp nhiều khó khăn khi thương mại hóa do chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của khách hàng hoặc không thực sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Giống như bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, mỗi doanh nghiệp lại có những vấn đề cần giải quyết khác nhau, mang màu sắc khác nhau. Chính vì vậy, tại DTM Consulting, chúng tôi luôn cần “thăm khám” các vấn đề của doanh nghiệp rất kỹ càng trước khi đưa ra những tư vấn, đề xuất phương án giải quyết sao cho phù hợp và bám sát tình hình thực tiễn cho các doanh nghiệp.

Với đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với doanh nghiệp, DTM Consulting hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược marketing phù hợp đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm về dịch vụ tư vấn marketing của DTM Consulting và nhận ĐÁNH GIÁ MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA TẠI ĐÂY!



source https://dtmconsulting.vn/marketing-san-pham-y-te-duoc-pham/

Nhận xét