Việc sử dụng chiến lược phân phối rộng khắp (rộng rãi) giúp khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp trở nên khả thi hơn. Chiến lược độc đáo này thường được sử dụng khi một công ty muốn tận dụng nhiều kênh phân phối cùng một lúc.
Phân phối rộng khắp (rộng rãi) là gì?
Phân phối rộng khắp (Extensive distribution) là việc nhà sản xuất sử dụng tất cả các nhà phân phối, các kênh phân phối sản phẩm trên một vùng thị trường xác định (tìm càng nhiều điểm tiêu thụ càng tốt). Do tính phức tạp và sự rủi ro khi đầu tư xây dựng và phát triển của chiến lược này, doanh nghiệp nên có định hướng chiến lược và kế hoạch triển khai để giảm thiểu tỷ lệ rủi ro, khả năng thất bại. Chiến lược phân phối rộng khắp là chiến lược sử dụng nhiều kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng nhằm gia tăng nhận thức/nhận diện về sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ). Chiến lược này ngược lại với chiến lược phân phối chọn lọc trong kinh doanh – hình thức này nhắm vào các kênh cụ thể.
>> Xem thêm: Chiến lược phân phối chọn lọc trong kinh doanh
Chiến lược phân phối rộng khắp
Chiến lược phân phối nhằm mục đích truyền bá về một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm cụ thể cho nhiều người. Việc lựa chọn chiến lược phân phối phù hợp là một quyết định quan trọng có thể đưa doanh nghiệp đi đến thành công hoặc tụt giảm sa sút. Mặc dù chiến lược phân phối rộng rãi ban đầu nghe có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng đòi hỏi rất nhiều nguồn lực để thực hiện, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp mới thành lập, startup,…
Một số yếu tố bạn cần lưu ý khi chọn chiến lược phân phối của doanh nghiệp:
- Loại sản phẩm: Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng (các sản phẩm thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh – FMCG) thường áp dụng chiến lược này.
- Ngân sách: Ngân sách có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải xem xét khi lựa chọn chiến lược phân phối tốt nhất. Một chiến lược phân phối rộng rãi có thể yêu cầu một ngân sách khổng lồ để thực hiện, vì vậy hãy chuẩn bị để thực hiện một vài khoản cắt giảm ở những nơi khác.
- Người trung gian: người trung gian giúp đảm bảo việc phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét ngân sách cũng của mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Ví dụ điển hình cho doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược phân phối rộng rãi là 2 ông lớn trong ngành nước giải khát là Coca-Cola và Pepsico. Nhờ những nỗ lực nhất quán và các chiến thuật marketing độc đáo, sáng tạo, cả hai thương hiệu đều có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các thương hiệu đồ uống không cồn khác.
Ưu điểm và hạn chế của chiến lược phân phối rộng khắp
Ưu điểm của chiến lược phân phối rộng rãi:
- Phạm vi rộng: Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường là lớn nhất.
- Nâng cao nhận thức về sản phẩm: Chiến lược phân phối rộng rãi làm tăng nhận thức về sản phẩm và giúp tạo ra tiếng vang trong số các khách hàng tiềm năng. Các công ty có thể dễ dàng tối đa hóa những kết quả này bằng cách tăng cường đầu tư và nỗ lực hơn nữa trong hoạt động tiếp thị.
- Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối/kênh phân phối; nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối.
Bên cạnh những lợi thế đem lại cho doanh nghiệp thì chiến lược phân phối rộng rãi cũng có một số điểm hạn chế như sau:
- Đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn: Thay vì tập trung vào một vài cửa hàng, chiến lược phân phối rộng khắp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu hao sức lực của mình qua vô số kênh. Điều này cũng sẽ yêu cầu quyền truy cập vào một số lượng lớn hơn các nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp nhỏ có thể không có quyền truy cập, đặc biệt là trong thời gian đầu.
- Khó kiểm soát: Do phạm vi tiếp cận rộng rãi, các công ty có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát mức độ bao phủ thị trường, cũng có thể gặp khó khăn trong việc tăng doanh số bán hàng nếu họ không có đủ nguồn lực để thực hiện chiến lược này. Thậm chí nhà sản xuất sẽ mất quyền kiểm soát hoạt động của kênh (trưng bày, sắp xếp, dịch vụ bổ sung, giá bán).
- Hiệu quả kém trong việc xây dựng uy tín hình ảnh thương hiệu.
- Nguy cơ hàng giả, hàng nhái cao.
Phân biệt phân phối rộng khắp (Extensive Distribution) và phân phối độc quyền (Exclusive Distribution)
Phân phối rộng rãi
(Extensive Distribution) |
Phân phối độc quyền
(Exclusive Distribution) |
|
1. Quyền kiểm soát | Nhà sản xuất sẽ mất quyền kiểm soát hoạt động của kênh. | Nhà sản xuất kiểm soát tốt các chính sách marketing trong phân phối. |
2. Rủi ro | Thấp hơn do đa dạng hóa các nhà phân phối trên thị trường | Có một nhà phân phối độc quyền nên rủi ro cao. |
3. Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường | Sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường là lớn nhất. | Hạn chế, phụ thuộc vào nhà phân phối độc quyền. |
4. Điều kiện áp dụng | Phương thức này thường được sử dụng đối với hàng tiêu dùng bách hóa thông thường, hàng có giá trị nhỏ. | Phương thức này thường được áp dụng với các sản phẩm xa xỉ, cao cấp, sản phẩm có giá trị lớn, sản phẩm nhập khẩu. |
>> Xem thêm: Chiến lược phân phối độc quyền cho mọi doanh nghiệp
Xem xét nguồn lực cũng như đặc điểm sản phẩm hiện tại, doanh nghiệp của bạn đã xác định, lựa chọn được chiến lược phân phối phù hợp chưa?
Với đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm triển khai hoạt động marketing thực tiễn, DTM Consulting hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện nghiên cứu, tư vấn marketing và đề xuất phương án phân phối sản phẩm tối ưu, phù hợp nhất! Thêm vào đó, DTM Consulting còn có mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng trên cả nước, vì thế chúng tôi rất vui và sẵn lòng trở thành một đối tác phân phối của doanh nghiệp bạn.
KẾT LUẬN
Phân phối là khâu vô cùng quan trọng, là con đường ngắn nhất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với những trải nghiệm chân thực nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty. Hiểu về phân phối – Doanh nghiệp sẽ biết cần làm những gì để phân phối sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn còn đang băn khoăn về trường hợp phân phối sản phẩm/dịch vụ của công ty mình, hãy LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để được tư vấn và đề xuất những giải pháp tối ưu nhất từ đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm của DTM Consulting!
source https://dtmconsulting.vn/chien-luoc-phan-phoi-rong-khap/
Nhận xét
Đăng nhận xét