Top 5 chiến lược marketing dịch vụ mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua

Làm sao để lựa chọn và áp dụng chiến lược marketing dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp bạn đểthúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ? Nếu bạn có một doanh nghiệp dựa trên dịch vụ hoặc bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu kinh doanh, bạn nên lưu ý một số khác biệt quan trọng giữa các chiến lược marketing kinh doanh, đặc biệt là chiến lược marketing dịch vụ so với chiến lược marketing cho sản phẩm hữu hình.

Dịch vụ là thứ mà ta không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, do đó, khi nói đến marketing dịch vụ, thì chiến lược marketing của nó sẽ có nhiều điểm khác biệt với những chiến dịch marketing thông thường, nhất là đối với các sản phẩm hữu hình. Khi thực hiện một chiến dịch marketing dịch vụ, doanh nghiệp phải thêm nhiều giải thích và thông tin liên quan hơn về dịch vụ mà mình cung cấp. Đó là bởi vì khách hàng không thể nhìn thấy hoặc chạm vào dịch vụ, doanh nghiệp phải cung cấp cho họ những trải nghiệm mô phỏng.

Vì vậy, dưới đây là một số chiến lược marketing hàng đầu mà các công ty không nên bỏ qua để cải thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình

5 chiến lược marketing dịch vụ mà doanh nghiệp nên tập trung

1. Marketing giới thiệu (Referral Marketing) – một chiến lược marketing dịch vụ ngày càng phổ biến

Marketing giới thiệu hay còn gọi là marketing truyền miệng là loại chiến lược marketing nơi khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ về sản phẩm, dù tốt hay xấu (chủ yếu là tốt), với bạn bè và các vòng kết nối xã hội của họ. Sở dĩ chiến lược này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ là vì con người có xu hướng chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè và người thân khi chúng ta thích hoặc không thích điều gì đó.

Hiện nay, một số công ty thậm chí còn cung cấp các dịch vụ khác nhau như giảm gía dịch vụ tiếp theo, cộng tiền vào tài khoản hay voucher mua sắm cho mọi đăng ký hoặc giới thiệu mới mà khách hàng của họ sẽ mang lại. Đó là cách họ thúc đẩy chiến dịch marketing giới thiệu thành công để tăng doanh số bán dịch vụ của họ.

Dưới đây là một số thống kê đáng kinh ngạc cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng của marketing giới thiệu. Harris Poll đã tiến hành cuộc nghiên cứu thăm dò thống kê thay mặt cho Ambassador về thực tiễn giới thiệu của người tiêu dùng ngày nay:

  • 82% người Mỹ nói rằng họ cần sự tham vấn và giới thiệu từ gia đình, bạn bè và người thân trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động mua sắm nào.
  • Trong số đó, 67% người nói rằng họ quyết định mua hàng sau khi họ đọc quan điểm của bạn bè trên mạng xã hội hoặc email.
  • 88% người Mỹ nói rằng họ muốn đổi lại thứ gì đó khi họ bày tỏ và chia sẻ quan điểm của mình, đó có thể là bất cứ thứ gì như ngôi sao, gói hàng, quà tặng, v.v.
  • Con số này cao hơn nhiều ở nhóm thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 34, xấp xỉ 95% .
  • 86% người Mỹ giàu có , thu nhập hàng năm là 100.000 đô la Mỹ, nói rằng họ cũng yêu cầu đánh giá và giới thiệu trước khi mua sắm.

2. Chiến lược Giáo dục khách hàng (Customer education)

Sẽ tốt hơn nếu hướng dẫn khách hàng của mình về dịch vụ mà doanh nghiệp định tung ra thị trường. Khách hàng càng nhận thức rõ ràng thì càng có nhiều cơ hội họ yêu cầu dịch vụ của công ty. Nhu cầu nhiều hơn có nghĩa là doanh số bán hàng nhiều hơn.

Giáo dục khách hàng là nội dung được thiết kế để giới thiệu, thu hút và giữ chân khách hàng mới và khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, được phân phối theo cách có lập trình thông qua các kênh trực tiếp và theo yêu cầu. Giáo dục khách hàng đôi khi cũng được gọi là đào tạo khách hàng.

Tầm quan trọng của insight

Doanh có thể bắt đầu bằng cách viết một bài ủng hộ về dịch vụ của mình trên báo hoặc sắp xếp các buổi gặp mặt, hội thảo và các chương trình trò chuyện về dịch vụ của công ty. Một điều cần ghi nhớ rằng khi doanh nghiệp đang ở giai đoạn tiếp thị giáo dục, sẽ tốt hơn khi trung vào những lợi ích và tiện ích của dịch vụ, thay vì nói về giá cả.

Một số lợi ích của chiến lược giáo dục khách hàng:

  • Giới thiệu nhanh hơn & Giảm thời gian tiếp cận đến khách hàng
  • Cải thiện sự chấp nhận và tương tác của khách hàng
  • Tăng tính linh hoạt và tính sẵn sàng
  • Tiết kiệm chi phí
  • Cải thiện tỷ lệ giữ chân, gia hạn từ khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới 

3. Chiến lược Marketing dịch vụ qua các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media Marketing)

Chúng ta đang sống trong thời đại của truyền thông xã hội, nơi mà hầu hết mọi người đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Marketing qua các phương tiện truyền thông xã hội là hình thức thực hiện các hoạt động marketing trên mạng internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội (social media) nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi sử dụng marketing qua mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể cho phép khách hàng và người dùng Internet đăng tải nội dung do người dùng tạo ra, chẳng hạn như nhận xét trực tuyến, đánh giá sản phẩm, v.v.. Điều này còn được gọi là “truyền thông lan truyền” (earned media), thay vì sử dụng bản sao quảng cáo mà nhân viên tiếp thị chuẩn bị. 

Facebook đang đứng đầu danh sách các trang mạng xã hội lớn nhất thế giời, mang đến cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ địa phương marketing dịch vụ của họ. Theo số liệu thống kê Facebook 2021, có đến 1.84 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày trên nền tảng này và 28.07 tỷ ($) là doanh thu của facebook vào năm 2020, tăng đến 33% so với cùng kì năm 2019.

Điều thú vị về Facebook là nó cung cấp một số công cụ quảng cáo cơ bản miễn phí và nếu bạn muốn phương thức trả phí, thì nó sẽ cung cấp cho bạn kế hoạch gói tùy thuộc vào ngân sách của bạn. Facebook cũng cho phép người dùng tạo các trang kinh doanh miễn phí, nơi mọi người có thể để lại đánh giá. 

Một nền tảng khác cũng rất nổi tiếng và cạnh tranh với facebook là Tik Tok. Tuy sinh sau đẻ muộn vào năm 2016 nhưng Tiktok là một trong các mạng xã hội phổ biến, có tốc độ phát triển bậc nhất trên thế giới, với cộng đồng video âm nhạc khổng lồ. TikTok báo cáo có 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới. 

4. Marketing trải nghiệm (Experiential marketing)

Marketing trải nghiệm tạo ra một mối quan hệ sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu bằng cách đưa họ vào những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Điều này kích thích những cảm xúc tích cực, dẫn đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và thúc đẩy doanh số.Trải nghiệm kích thích mọi giác quan, trí tuệ và cơ thể, dẫn đến “giá trị trải nghiệm”. Đây là sự gia tăng giá trị cảm nhận của một thương hiệu đối với người dùng, so với thương hiệu khác. 

Red Bull, một trong những thương hiệu đầu tiên được thành lập trong lĩnh vực nước tăng lực, đã đặt trải nghiệm thương hiệu vào trung tâm của chiến lược marketing. Red Bull tìm cách thu hút thế hệ người dùng thích ‘nhìn và làm’ để tích lũy của cải vật chất. 

Thay vì liên kết với các sự kiện lớn, như FIFA World Cup hay Thế vận hội Olympic, Red Bull đã duy trì sự quyến rũ của mình thông qua hàng trăm sự kiện thể thao, trò chơi và âm nhạc thương hiệu nhỏ. Lượt tương tác được mở rộng nhờ việc phân bổ các nội dung liên quan bao gồm video online, TV show và phim ảnh, mang các hoạt động đến gần hơn người xem trên toàn thế giới. Nội dung gắn kết kinh nghiệm của những người dùng digital của Red Bull và những người nổi tiếng và thể thao của nó, và chủ yếu được thực hiện trong Red Bull Media House, một đơn vị kinh doanh nội bộ.

Mọi người thường do dự và e ngại khi sử dụng các sản phẩm mới, đặc biệt là nếu họ không có thông tin về nó trước đó. Nhưng nếu doanh nghiệp cung cấp cho người dùng bản trình diễn (trải nghiệm/dùng thử) miễn phí và tiện ích của sản phẩm dịch vụ, nhiều khả năng sau đó họ muốn mua nó.

Nếu bạn định bắt đầu kinh doanh các lớp học yoga, thì bạn nên bắt đầu với một buổi tập miễn phí kéo dài một ngày. Như vậy, mọi người có thể cảm nhận được tác động của yoga đối với cơ thể và tâm hồn con người. Nếu họ thích tác động của nó, thì họ sẽ tham gia khóa đào tạo của bạn.

5. Hợp tác (Joint Ventures) – chiến lược marketing dịch vụ độc đáo

Chiến lược marketing dịch vụ thứ năm được sử dụng cho các dịch vụ là tăng gia tăng phạm vi tiếp cận của bạn với các công ty liên doanh. Chiến lược hợp tác là sự thỏa thuận  giữa hai doanh nghiệp mà qua đó cả hai doanh nghiệp này kết hợp các chiến lược marketing để tăng thị phần cũng như lợi nhuận của họ.

Năm 2015, với ý nghĩa của Ngày Hòa Bình, Burger King có ý tưởng hợp tác với đối thủ nặng kí McDonald’s để kết hợp 2 loại burger nổi tiếng nhất của 2 hãng – Whopper của Burger King và Big Mac của McDonald’s – thành một sản phẩm duy nhất: McWhopper. McWhopper sẽ được phục vụ vào một ngày duy nhất và lợi nhuận từ việc bán McWhopper sẽ được trao tặng cho tổ chức Peace One Day với mục đích từ thiện.

Chiến dịch “Ngày hòa bình với McDonald’s” của Burger King đã tạo nên hiệu ứng lan tỏa bùng nổ, với tần số xuất hiện trên truyền thông lên tới 8,9 tỷ lượt, mang về cho Y&R New Zealand (đơn vị sáng tạo và thực hiện) 2 giải Grand Prix tại Cannes Lions 2016 cùng nhiều giải thưởng uy tín khác, đồng thời giúp cho Burger King chiếm được thiện cảm với người tiêu dùng hơn, thương hiệu này đạt doanh thu khổng lồ và hơn hết chính là hình ảnh thương hiệu được nâng tầm giá trị trong mắt người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Có nhiều chiến lược marketing khác nhau cho các dịch vụ khác nhau. Do đó, doanh nghiệp nên rất cẩn thận về thị trường, khách hàngđể lựa chọn và áp dụng chiến lược phù hợp.

Là một công ty kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp bạn cũng sẽ có một khoảng thời gian nghiên cứu, tìm kiếm các phương thức để triển khai hoạt động marketing dịch vụ hiệu quả, tối ưu. Vậy, doanh nghiệp của bạn có đang bị cản trở bởi điều gì? Bạn có muốn bắt đầu tạo ra một lượng khách hàng ổn định?

Liên hệ ngay với chúng tôi để lên lịch một buổi trao đổi, tư vấn chiến lược marketing miễn phí với một trong những chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong ngành của DTM Consulting.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ



source https://dtmconsulting.vn/chien-luoc-marketing-dich-vu-2/

Nhận xét