Khi nào doanh nghiệp nên nhượng quyền kinh doanh? Những lưu ý cơ bản khi nhượng quyền

Nhượng quyền kinh doanh (business franchise) là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu (bên nhượng quyền – franchisors) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền – franchisee) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu nhượng quyền là giúp phát triển nhận biết thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên.

Khi nào doanh nghiệp nên nhượng quyền kinh doanh?

Khi bạn muốn mô hình kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ của bạn xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, để mang lại doanh thu cố định. Thì nhượng quyền là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Nếu bạn trở thành bên nhận nhượng quyền thành công, sẽ ít có sự kìm hãm bạn trong việc mở rộng vị thế sở hữu cơ sở nhượng quyền thứ hai với cùng một tổ chức. Bạn có thể tự bước qua giới hạn của bản thân, để sở hữu và quản lý không chỉ một, mà là hai cơ sở nhượng quyền thương mại.

Các hình thức nhượng quyền tại Việt Nam hiện nay.

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Trong quản trị nhượng quyền kinh doanh, bên nhượng quyền sẽ chuyển nhượng sở hữu doanh nghiệp  và mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp. 

VD: Các thương hiệu nhượng quyền nổi bật của loại hình thức này phải kể đến The Coffee House, Highland,v.v

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Full business format franchise sẽ mang tính hợp tác, trao đổi với yêu cầu từ hai bên. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng bao gồm các sản phẩm cơ bản như:

  • Hệ thống: Chiến lược, mô hình, quy trình vận hành, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, quảng cáo v.v
  • Công nghệ sản xuất, kinh doanh
  • Hệ thống thương hiệu
  • Sản phẩm, dịch vụ

Phương thức kinh doanh này giúp các chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, không phải tốn hàng tháng setup mặt bằng, vắt óc suy nghĩ ý tưởng độc đáo hay tìm kiếm đội ngũ nhân sự đắc lực. Hơn nữa, thương hiệu mạnh vốn có của họ sẽ giúp nhiều chủ đầu tư không phải chật vật và đau đầu tìm cách thu hút khách hàng tiềm năng, tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu.

Bên nhận quyền sẽ có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản đó là: Phí nhượng quyền ban đầu (upfront fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ra có thể phát sinh các khoản phí khác mà bên nhượng quyền đưa ra. 

VD: Điển hình là các thương hiệu nhượng quyền được mua nhiều nhất hiện nay như Dunkin’ Donuts, Domino’s Pizza, McDonald’s, KFC…

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Equity franchise nghĩa là người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Non-business format franchise mang nguyên tắc nhượng quyền quản lý lỏng lẻo hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product distribution franchise). 
  • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và marketing (Marketing franchise). 
  • Nhượng quyền thương hiệu (Brand franchise/Trademark license).

Một số lưu ý khi lên kế hoạch nhượng quyền 

Mục đích của kế hoạch kinh doanh nhượng quyền là trình bày cho bên nhận quyền kinh doanh và nhà đầu tư biết ngành dự kiến kinh doanh là ngành gì, tại sao đây là một kế hoạch đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp sẽ được quản lý ra sao, khi nào bạn sẽ có lợi nhuận, bạn sẽ trả nợ hoặc thu hồi vốn đầu tư ra sao. Kế hoạch kinh doanh nhượng quyền hiệu quả và bài bản sẽ giúp bạn thuyết phục được các bên nhận quyền kinh doanh 

Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể bao gồm các biểu đồ, bảng, hình ảnh và đồ thị. Càng nhiều thông tin sẽ hỗ trợ người đọc hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh nhượng quyền của bạn có thể bao gồm:

  • Tóm tắt điều hành: Bạn cần tóm tắt về các vị trí, thành viên chủ chốt đang tham gia vào quá trình quản lý, điều hành công ty.
  • Mô tả công ty/doanh nghiệp: Tóm tắt về các đặc điểm chính của doanh nghiệp.
  • Mô tả về các sản phẩm và/hoặc dịch vụ của công ty: Bạn cần giới thiệu, cung cấp các sản phẩm và/hoặc dịch vụ mà bạn sẽ nhượng quyền cho bên nhận quyền
  • Phân tích thị trường và ngành: Bạn nên tìm hiểu, phân tích thị trường về lĩnh vực mà công ty bạn đang kinh doanh để bên nhận quyền thấy được đây là một thị trường tiềm năng nên đầu tư.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Bạn nên nghiên cứu hiện tại công ty bạn đang phải cạnh tranh với những đối thủ chính là ai? Đối thủ của bạn đang kinh doanh nhượng quyền theo những hình thức nào? Bạn phải chứng minh vị thế của công ty trên thị trường đối với các bên nhận quyền và những lợi ích mà công ty có thể mang lại họ.
  • Kế hoạch marketing và bán hàng: Bất cứ 1 công ty nào muốn phát triển cũng nên có kế hoạch marketing và kế hoạch bán hàng…
  • Một phần quản lý và tổ chức: Quy trình kinh doanh cũng như cách mà công ty bạn đang vận hành như thế nào. Doanh nghiệp đã phát triển các quy trình chất lượng, nhất quán
  • Một cuộc thảo luận tài chính bao gồm dự báo tài chính 3-5 năm: Dự báo tài chính kinh doanh trong 3-5 năm tới doanh thu lợi nhuận sẽ khoảng bao nhiêu, v.v.

Kết luận

Loại hình kinh doanh franchise hiện nay ngày càng phổ biến và thành công nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều rủi ro thất bại. Xây dựng chiến lược nhượng quyền kinh doanh không khó, nhưng cũng dễ thất bại nếu doanh nghiệp không am hiểu về quy trình thực hiện, không có đội ngũ nhân sự đủ khả năng thực hiện. 

 



source https://dtmconsulting.vn/khi-nao-doanh-nghiep-nen-nhuong-quyen-kinh-doanh-nhung-luu-y-co-ban-khi-nhuong-quyen/

Nhận xét