Local brand là gì? Hướng dẫn xây dựng và phát triển Local brand tại Việt Nam

Theo một cuộc khảo sát trên Twitter, 74% người được hỏi cho biết sẽ ủng hộ nhiều hơn cho các thương hiệu địa phương (local brand) trong tương lai. Thậm chí nếu tính riêng người tham gia khảo sát ở các quốc gia Đông Nam Á, con số này lên đến 83%.

Tại Việt Nam, không khó để bắt gặp các thương hiệu địa phương được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. Đây cũng là minh chứng cho thấy cơ hội phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam khi muốn tự xây dựng một thương hiệu “Made in Vietnam”.

Những local brand đời đầu đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2010, bắt đầu nổi tiếng và phát triển mạnh mẽ khoảng những năm 2015 và 2016. Bạn có lẽ đã bắt gặp hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một số thương hiệu Việt như The Coffee House, Highland Coffee, BOO, Sói Biển,… hoặc tập đoàn Vingroup đều đang được đông đảo người tiêu dùng tại Việt Nam ủng hộ. 

Chính vì tiềm năng và cơ hội cho các thương hiệu Việt, thương hiệu địa phương (local brand) tại Việt Nam, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn – những người đã và đang ấp ủ xây dựng và phát triển một thương hiệu cho riêng mình về chủ đề “Thương hiệu địa phương (local brand)”

Thương hiệu địa phương hay Local brand là gì?

Thương hiệu địa phương (local brand) là thương hiệu hoạt động trong một khu vực địa lý nhỏ (là một khu vực, thành phố hoặc quốc gia riêng biệt). Các sản phẩm/dịch vụ của họ hướng đến một số lượng người tiêu dùng ở một khu vực/phạm vi nhất định. Khu vực này có thể bao gồm là một vùng dân cư nhỏ, một tỉnh,thành phố hoặc thậm chí là một quốc gia,…

Thông thường, các hoạt động kinh doanh, marketing thường gắn liền với thói quen, nhu cầu của người tiêu dùng trong phạm vi khu vực đó .Do vậy, thương hiệu thường dễ hình thành mối quan hệ với khách hàng hơn.

Bạn có biết về những lợi thế của thương hiệu địa phương (local brand)?

Đừng lo lắng hay băn khoăn khi nhãn hiệu/thương hiệu của bạn không nhiều người biết đến hoặc bạn không đủ nguồn lực (tiền bạc, nhân sự) để triển khai các hoạt động kinh doanh, marketing như các tập đoàn, thương hiệu lớn. 

Bạn có biết rằng thương hiệu địa phương (local brand) cũng có một số lợi thế vượt trội so với các thương hiệu toàn cầu?

Một số lợi thế sẵn có, đáng lưu ý mà các chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo nên cân nhắc khi đưa ra quyết định như sau: 

  • Doanh nghiệp dễ dàng phân tích hành vi, mức độ nhận diện thương hiệu của người dùng. Các thương hiệu địa phương có nhiều cơ hội để khám phá nhu cầu, sở thích của khách hàng, những mong đợi của khách hàng với thương hiệu sâu hơn.
  • Từ việc hiểu rõ được hành vi của người tiêu dùng cũng giúp họ xây dựng trải nghiệm phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
  • Do cùng nằm trên một khu vực, vậy nên có thể dễ dàng hợp tác với các thương hiệu địa phương khác. Các doanh nghiệp địa phương có thể thiết lập mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như một bánh nhỏ tại nhà có thể quảng cáo sản phẩm của mình tại các cửa hàng cà phê. 
  • Thông thường, các thương hiệu địa phương thường chỉ gồm 1 hoặc 1 vài dòng sản phẩm. Vậy nên, khi cần có những cải thiện, thay đổi về sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) các thương hiệu địa phương có thể cải thiện sản phẩm một cách nhanh chóng, kịp thời.
  • Vì ở trong một khu vực địa lý nhất định, nên sẽ thuận lợi hơn trong việc marketing truyền miệng. Nếu khách hàng thấy hài lòng với thương hiệu của bạn, họ sẽ chia sẻ ngay cho những đồng nghiệp, bạn bè ở gần. Đây là một chiến lược marketing sản phẩm hiệu quả và rất phù hợp đối với các thương hiệu địa phương.

Vậy, làm thế nào để bắt đầu xây dựng một local brand phát triển mạnh?

Đây có lẽ là câu hỏi rất nhiều nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp quan tâm nhất, nhất là trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động như hiện nay. Để có một thương hiệu mạnh trước tiên cần có nền móng vững chắc. 

Nền móng ở đây chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là khách hàng – người trực tiếp trả tiền cho doanh nghiệp/thương hiệu của bạn. 

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường địa phương 

“MUỐN BÁN ĐƯỢC CHO KHÁCH HÀNG BẠN NÊN HIỂU HỌ MUỐN GÌ” Từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. 

Do vậy, nghiên cứu thị trường có thể là một hoạt động cần thiết và vô giá giúp bạn hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng, nắm bắt được các thông tin về đối thủ cạnh tranh nào đang có mặt trên thị trường. 

Tùy thuộc vào sản phẩm của doanh nghiệp của bạn, bạn có thể có 1 hoặc nhiều nhóm khách hàng tiềm năng. Từ việc nghiên cứu thị trường, bạn có thể tạo hồ sơ về khách hàng lý tưởng. Bạn có thể dựa trên top 4 cách tốt nhất để xây dựng chân dung khách hàng của DTM Consulting. Để tìm ra họ là ai, họ muốn gì, họ cần gì và họ đang tìm kiếm các dịch vụ như của bạn ở đâu.

Hiểu khách hàng/người tiêu dùng mục tiêu là cách tốt nhất để quyết định chiến lược phù hợp để thu hút và chuyển đổi khách hàng mua hàng.

Bước 2: Xây dựng định vị và thông điệp rõ ràng, phù hợp với khách hàng mục tiêu

Sau khi đã có được những dữ liệu, thông tin hay thậm chí là insight khách hàng đã đến lúc xây dựng, định hình một nhãn hiệu/thương hiệu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 

Khi quyết định về định vị thương hiệu và thông điệp sử dụng nhắm đến khách hàng cần lưu ý một số khía cạnh quan trọng sau:

  • Giá trị Thương hiệu: Bạn đại diện cho điều gì?
  • Lợi ích: Sản phẩm của bạn có những tính năng gì? Dịch vụ của bạn cung cấp những lợi ích gì?
  • USP (unique selling point) hay còn gọi là điểm bán hàng độc nhất: Điều gì khiến khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ?
  • Tính cách/phong cách của thương hiệu : Khách hàng của bạn có đang tìm kiếm sự chuyên nghiệp không? Hài hước? Hay thân thiện, dễ mến?

Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ biết định hình và xây dựng được thông điệp phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Tham khảo: Cách tạo chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có phong cách và chất riêng

Bước 3: Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác

Hợp tác, kết hợp giữa các doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu trong tương lai đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. 

Ví dụ: Hợp tác bán hàng chéo, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, xây dựng nhận thức về thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Tạo mối quan hệ đối tác với các thương hiệu địa phương để quảng bá lẫn nhau. 

Để xây dựng hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu thêm về xây dựng hệ sinh thái trong kinh doanh (business ecosystem).

Bước 4: Triển khai các hoạt động truyền thông trên nhiều kênh

Từ những thông tin thu được sau khi nghiên cứu thị trường, bạn có lẽ đã nắm bắt được khách hàng sẽ hiện diện ở những kênh nào và hành vi của họ ra sao,… Đây là lúc tập trung triển khai các hoạt động bán hàng, marketing sản phẩm thông qua các kênh truyền thông đó thay vì triển khai không có định hướng, không biết khách hàng ở đâu.

Bước 5: Tham dự các sự kiện kết nối 

Việc tham dự các sự kiện kết nối địa phương không chỉ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược đó mà còn có thể kết nối thương hiệu với khách hàng. Với sự giới thiệu và chia sẻ sở thích, họ có thể trở thành một khách hàng tiềm năng. Hoạt động tích cực trong khu vực địa phương của bạn có thể là một lợi thế cạnh tranh.

Bước 6: Triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng, sau bán hàng

Nếu bạn không muốn tất cả các công sức và thời gian để thu hút khách hàng trở nên vô nghĩa thì hoạt động chăm sóc khách hàng, hậu mãi nên được chú trọng khi lên kế hoạch. 

Các hoạt động chăm sóc khách hàng, hậu mãi hoặc  xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm/dịch vụ nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Từ đó, họ có thể sẽ quay lại mua hàng và giới thiệu thương hiệu/sản phẩm của bạn với nhiều người xung quanh.

Hành động marketing nào dành cho local brand?

Các local brand có rất nhiều cách để nâng cấp mình trên thị trường và có vị trí chắc chắn trong các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô, độ tuổi, thị trường ngách và mục tiêu đối tượng, các công cụ và nội dung khác nhau.

Tuy nhiên, có  7 hoạt động marketing hàng đầu dành cho local brand giúp bạn có thể giúp thúc đẩy thương hiệu của mình một cách dễ dàng.

Học được gì từ những local brand ở Việt Nam?

Ví dụ chuỗi cửa hàng “The Coffee House” – Chiến lược tập trung vào trải nghiệm dịch vụ cung cấp 

The Coffee House không chỉ đơn thuần bán cà phê cho khách hàng mà còn bán cả trải nghiệm. Sự thành công này không chỉ thể hiện qua những con số cửa hàng mà có cả hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Để tạo được tiếng vang lớn như hiện nay, The Coffee House đã khéo léo tìm ra insight của khách hàng và bắt đầu với nguyên tắc “Bắt đầu từ khách hàng và làm mọi thứ dựa trên suy nghĩ của khách hàng”. 

Yếu tố cơ bản nhưng rất quan trọng được nhận thấy qua việc nghiên cứu thị trường và tìm ra insight đó chính là hành vi thưởng thức cà phê của khách hàng thời buổi công nghệ số không chỉ đơn thuần là 2 chữ “cà phê” mà thêm vào đó là sự gặp gỡ, giao tiếp, trải nghiệm không gian.

Nhóm khách hàng mục tiêu The Coffee House nhắm tới là những người trẻ hiện đại, phóng khoáng như nhân viên văn phòng, freelance cần tìm địa điểm để làm việc; học sinh, sinh viên cần tìm nơi để gặp gỡ, tán gẫu…

Dựa vào đây, The Coffee House đã bám sát và tạo ra hàng loạt “sản phẩm” phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt từ không gian, đồ uống, thái độ phục vụ nhân viên đến các kênh social media hay trải nghiệm mua hàng trên app.

Ví dụ chuỗi cửa hàng “Phúc Long”  – Chiến lược chú trọng tới điểm khác biệt của sản phẩm

Phúc Long là một trong những cái tên có tiếng tăm trong thị trường F&B, cụ thể hơn là ngành trà và cà phê uy tín lâu năm. Đẩy mạnh về quy mô chưa phải là chiến lược kinh doanh ưu tiên bởi tính đến thời điểm hiện tại.  định vị thương hiệu gắn liền với chất lượng sản phẩm và thức uống trà và cà phê đậm vị trong tâm trí khách hàng. 

Ví dụ thương hiệu thời trang “Boo” – Chiến lược Định vị sản phẩm có thiết kế độc đáo “chất như nước cất”

Thay vì việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm áo phông giá rẻ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu “ham đồ rẻ” của người Việt thì Boo chọn cho mình con đường riêng – sản xuất các dòng áo phông với thiết kế vừa cá tính lại vừa chất lượng.

Mỗi dòng sản phẩm của Boo đều đáp ứng đủ 3 tiêu chí:

  •  Thứ nhất, chất liệu 100% cotton hữu cơ, không những an toàn cho sức khỏe mà còn thoáng mát, đem lại cảm giác dễ chịu. 
  • Thứ hai, Boo luôn sản xuất nhiều mẫu mã đa dạng cùng với các kích thước phù hợp cho mọi loại lứa tuổi khác nhau. Do đó, các sản phẩm áo phông của Boo hoàn toàn là sự lựa chọn hoàn hảo cho tất cả các thành viên trong gia đình. 
  • Thứ ba, những thiết kế áo phông đầy màu sắc và cá họa tiết năng động luôn khiến cho người mặc trở nên trẻ trung hơn, rất phù hợp với tính cách của nhóm khách hàng đối tượng của Boo.

Kết luận

Như vậy, mặc dù thị trường đang có rất nhiều thương hiệu/đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của bạn thì bạn vẫn có rất nhiều cách phù hợp để xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương của riêng mình. 

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý ở đây đó là, mỗi một sản phẩm/thương hiệu khi được xây dựng và phát triển chủ doanh nghiệp hay nhà quản trị cần nắm bắt và hiểu rõ được khách hàng mục tiêu tiềm năng. 

Trên thực tế, rất nhiều khi doanh nghiệp không tiến hành nghiên cứu thị trường, không hiểu được khách hàng mục tiêu dẫn đến lãng phí tiền bạc và thời gian vào sai đối tượng hoặc các hoạt động bán hàng, marketing không đem lại kết quả như mong đợi. 

 

 



source https://dtmconsulting.vn/local-brand/

Nhận xét