Hướng dẫn xây dựng định vị thương hiệu địa phương

Định vị thương hiệu địa phương (Local brand positioning) là hình ảnh mà cá nhân hoặc tổ chức được ghi nhớ/lưu trữ trong nhận thức của khách hàng. Định vị thương hiệu giúp thương hiệu địa phương khác biệt và có thêm lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Định vị thương hiệu địa phương được thực thi bằng các chiến lược và chiến dịch marketing. 

Trước khi xác định định vị thương hiệu địa phương, bạn cần phải hiểu được rằng đây là một quá trình tốn nhiều thời gian, công sức. Do vậy, quá trình định vị thương hiệu địa phương không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi các nhà hoạch định phải có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và mục đích của chiến lược thương hiệu.

Tại sao nên định vị thương hiệu địa phương?

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao nhiều doanh nghiệp địa phương luôn có lượng khách hàng trung thành và ổn định, sẵn sàng mua và trải nghiệm mọi sản phẩm/dịch vụ mà không cần quan tâm nhiều về giá cả không? Đó một phần là nhờ vào việc định vị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Định vị thương hiệu địa phương (Local brand positioning) đóng vai trò quan trọng, không chỉ tạo sự khác biệt (usp) về sản phẩm so với các thương hiệu khác, tăng sức cạnh tranh, mà còn giúp truyền tải thông điệp, giá trị cốt lõi (Value proposition) của doanh nghiệp tới đông đảo khách hàng mục tiêu.

positioning

Khi bạn đã xây dựng thương hiệu địa phương thì mỗi sản phẩm của bạn đều đính kèm giá trị thương hiệu ở trong đó. Khi nhắc đến một từ, cụm từ hay hình ảnh nào đó mà khách hàng nhớ/liên tưởng ngay tới thương hiệu của bạn, thì có nghĩa là bạn đã thành công trong việc định vị thương hiệu địa phương của doanh nghiệp.

Ví dụ một số thương hiệu triển khai định vị thương hiệu địa phương tại Việt Nam như:

  • Nhãn hiệu sữa TH True Milk nổi tiếng với khẩu hiệu “Thật sự thiên nhiên”.
  • Chuỗi siêu thị Big C/Top Market với phương châm “Giá rẻ cho mọi nhà”.
  • Vietjet Air thường được biết và nhớ đến là hãng hàng không giá rẻ.
  • The Coffee House là chuỗi cửa hàng đồ uống cho văn phòng.

Cách thức định vị thương hiệu địa phương

Định vị thương hiệu địa phương nên tuân theo các khía cạnh chính khác của chiến lược thương hiệu, đó là chuẩn đoán thị trường , phân khúc và đối tượng mục tiêu mục tiêu. Chỉ khi đó, doanh nghiệp của bạn mới tìm cách định vị thương hiệu địa phương một cách hiệu quả nhất.

Định vị thương hiệu địa phương của bạn có thể có các mục tiêu sau. Được người tiêu dùng coi là:

  • Giá trị tốt 
  • Dẫn đầu thị trường (leader)
  • Kẻ thách thức (challenger)

Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, mục đích khác nhau mà thương hiệu sẽ đưa ra định vị phù hợp. Hiện nay trên thị trường, DTM Consulting tổng hợp được các cách thức định vị thương hiệu cơ bản nhất, bao gồm:

  • Định vị dựa trên giá trị.
  • Định vị dựa vào tính năng.
  • Định vị thương hiệu dựa trên giải pháp.
  • Định vị dựa vào đối thủ.
  • Định vị dựa vào lối sống.
  • Định vị dựa trên thương hiệu mẹ.
  • Định vị dựa vào trải nghiệm.

Như vậy, có thể thấy không có nghĩa là doanh nghiệp của bạn chỉ được sử dụng duy nhất một phương thức định vị thương hiệu. Dựa vào chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu địa phương có thể kết hợp nhiều cách thức định vị để đạt hiệu quả như mong muốn.  

Tuy nhiên, quá trình định vị thương hiệu cần sự nhất quán, thống nhất xuyên suốt nếu không các hoạt động định vị thương hiệu địa phương sẽ trở nên phản tác dụng, không đạt được hiệu quả như mong muốn. 

> Tìm hiểu thêm bài viết “Định vị thương hiệu là gì? Các cách xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả nhất” của DTM Consulting

Hướng dẫn chi tiết xây dựng định vị thương hiệu địa phương nhất quán

Mỗi doanh nghiệp địa phương nên xây dựng cho riêng mình một chiến lược định vị thương hiệu bài bản, phù hợp với thị trường mục tiêu. Việc đó sẽ giúp thương hiệu địa phương của bạn phát triển mạnh mẽ. 

Nhận diện/xác định khách hàng mục tiêu cho thương hiệu địa phương

Bước đầu tiên trong định vị thương hiệu địa phương chính là xác định đối tượng mục tiêu. Họ là ai? nhu cầu của họ là gì? họ đang quan tâm đến vấn đề gì? giải pháp nào phù hợp cho đối tượng ấy? v.v

Tất cả những điều đó có thể được khám phá từ insight khách hàng. Khi có được insight khách hàng, bạn hãy phác thảo chi tiết nhất chân dung khách hàng (persona) mà thương hiệu địa phương đang hướng tới. Điều này sẽ giúp thương hiệu không đi nhầm hướng trong quá trình xây dựng định vị.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bạn không thể có được lợi thế cạnh tranh nếu không hiểu rõ đối thủ của mình là ai. Muốn xây dựng thương hiệu tốt thì bạn phải nắm được đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Cho nên, bước tiếp theo để định vị được thành công chính là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. 

Ở bước này, bạn cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ có thể diễn ra của đối thủ và thị trường. Từ đó, tìm ra thị trường ngách để phát triển, tạo một dấu ấn rõ ràng về hướng đi của thương hiệu. 

Có các phương pháp khác nhau để xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, bao gồm:

Thực hiện nghiên cứu thị trường

Để xây dựng được chiến lược định vị thương hiệu địa phương đạt hiệu quả doanh nghiệp nên thực hiện nghiên cứu thị trường. Từ đó, có thể xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu chính xác. Sau đó, sẽ đưa ra được chiến lược marketing phù hợp nhất. 

Nghiên cứu thị trường

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu thị trường, DTM Consulting sẵn sàng cung cấp dịch vụ bán phần như tư vấn thực hiện, thiết kế khảo sát, phân tích dữ liệu, v.v

Sử dụng phản hồi của khách hàng

Hỏi khách hàng của bạn xem họ đang cân nhắc những doanh nghiệp hoặc sản phẩm nào trước khi chọn của bạn. Để biết được doanh nghiệp của bạn đang ở vị trí nào trong tâm trí của khách hàng. 

Lựa chọn/quyết định định vị thương hiệu phù hợp

Có thể thấy, định vị thương hiệu địa phương sẽ tạo ra sự liên kết giữa khách hàng trong khu vực và doanh nghiệp của bạn. Khi thương hiệu địa phương được định vị một cách đúng đắn, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng, nó sẽ được khách hàng nghĩ đến mỗi khi cần tìm mua một loại sản phẩm mà thương hiệu cung cấp.

Một số cách thức định vị thương hiệu chính đã được chúng tôi đề cập ở trên, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cách thức định vị cho phù hợp. 

Kết luận

Định vị thương hiệu là phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược định vị thương hiệu địa phương. Mỗi doanh nghiệp đều nên xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp của riêng mình. 

Thương hiệu có tồn tại được lâu dài, khách hàng có đồng hành lâu dài hay không đều phụ thuộc vào định vị thương hiệu địa phương. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể nắm bắt được tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu địa phương và cách xây dựng định vị thương hiệu địa phương. 

 

 

 

 



source https://dtmconsulting.vn/huong-dan-xay-dung-dinh-vi-thuong-hieu-dia-phuong/

Nhận xét