Khi bạn đã hoàn thiện sản phẩm thì cần tìm chiến lược, cách thức đưa sản phẩm ra thị trường? Trên thực tế, ngay từ khi có ý tưởng sản phẩm, trước khi bắt tay vào phát triển sản phẩm bạn đã cần nghĩ đến chiến lược đưa sản phẩm vào thị trường rồi.
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Marketing, chỉ 40% sản phẩm sau khi phát triển thực sự được đưa ra thị trường. Trong số đó, có đến 40% thất bại, không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp đã sai lầm ở đâu khi tung ra một sản phẩm mới? Sai lầm của sản phẩm, dịch vụ hay chiến lược ra mắt sản phẩm? Liệu những sai lầm đó có phải nguyên nhân từ việc thiếu/nhầm lẫn dữ liệu, thông tin từ thị trường, khách hàng? Hay do ra mắt sản phẩm quá muộn, mất đi cơ hội vào thị trường?…
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại của doanh nghiệp khi ra mắt một sản phẩm mới. Những vấn đề đó đã được DTM Consulting đề cập trong các bài viết trong chuỗi bài viết về sản phẩm mới. Trong bài viết này DTM Consulting muốn đề cập đến vai trò cũng như cách thức xây dựng và phát triển chiến lược ra mắt sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp.
Chiến lược ra mắt sản phẩm
Một chiến lược ra mắt sản phẩm đúng và phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro thất bại rất nhiều. Khi ra mắt một sản phẩm, nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên cân nhắc đến vòng đời của sản phẩm, hiểu được vị trí của sản phẩm trong bức tranh thị trường tổng thể và qua từng giai đoạn. Cụ thể, đó là những thời điểm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng trong vòng đời sản phẩm để doanh nghiệp có thể thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng doanh thu cho mình.
Hướng dẫn triển khai chiến lược ra mắt sản phẩm
Các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm
Đầu tiên, bạn cần xem xét việc ra mắt sản phẩm vào thị trường như một giai đoạn quan trọng trong vòng đời sản phẩm. Thông thường, vòng đời sản phẩm điển hình có thể được chia thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: Sản phẩm của bạn có thể vẫn đang trong quá trình phát triển và các hoạt động kinh doanh, marketing trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc tạo ra nhận thức của khách hàng về sản phẩm và thúc đẩy khách hàng mua hàng.
- Giai đoạn tăng trưởng: Đây là giai đoạn có sự gia tăng mạnh mẽ về người dùng và doanh số bán hàng. Bạn đang thêm các tính năng mới của sản phẩm và tìm cách mở rộng thị phần từ các đối thủ cạnh tranh.
- Giai đoạn trưởng thành: là giai đoạn mức độ chấp nhận và khả năng sinh lời của sản phẩm được duy trì ổn định. Mục tiêu chính trong kinh doanh và marketing tại giai đoạn này là duy trì doanh thu và vị thế của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
- Giai đoạn thoái trào: Số lượng khách hàng mua hàng và doanh thu bắt đầu giảm. Đây là giai đoạn doanh nghiệp nên có những bước cải thiện sản phẩm để thu hút khách hàng hoặc xem xét các nguồn doanh thu mới.
Trên thực tế, vòng đời của sản phẩm có thể không tuân theo đúng thứ tự trên, đặc biệt khi bạn thất bại ngay từ đầu. Vậy nên, những bước chuẩn bị ban đầu, khi sản phẩm chỉ ở dạng ý tưởng cũng rất quan trọng.
Chuẩn bị trước khi tung ra sản phẩm mới
Một chiến lược ra mắt sản phẩm mới đòi hỏi sự cân nhắc và đánh giá rất cẩn thận, cho dù sản phẩm hay doanh nghiệp của bạn là một nhà hàng, nhà bán lẻ trực tuyến, nhà sản xuất hoặc bất kỳ loại hình kinh doanh nào khác. Đầu tư cả núi thời gian và tiền bạc vào một sản phẩm mới chẳng ích gì nếu thị trường không đủ dung lượng. Tạo ra sản phẩm sai là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp.
Chúng ta đều biết rằng nghiên cứu thị trường, khách hàng là điều cần thiết khi xem xét cách thức tung ra một sản phẩm mới. Bạn cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thị trường, các nhóm khách hàng mục tiêu trong khi thiết kế và phát triển một sản phẩm mới.
Ví dụ: bạn có thể thực hiện một cuộc khảo sát về khách hàng hiện tại của mình để xem liệu họ có quan tâm đến một sản phẩm mới hay không. Bạn cũng có thể thu thập thông tin về những khách hàng tiềm năng có thể không biết về doanh nghiệp và dòng sản phẩm của bạn. Bước đó đặc biệt quan trọng nếu chiến lược ra mắt sản phẩm mới, cách thức thâm nhập vào một thị trường hoàn toàn mới.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN, HUẤN LUYỆN HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP TỰ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG, KHÁCH HÀNG
Tiến hành nghiên cứu thị trường
Trong giai đoạn nghiên cứu thị trường, khách hàng, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh, mức độ cạnh tranh của thị trường. Họ có đang cung cấp các sản phẩm tương tự cho khách hàng (bao gồm cả khách hàng B2C hoặc B2B) hay không? Khách hàng có những painpoint hoặc thậm chí là insight nào có thể cho phép sản phẩm mới của bạn đạt được sức hút trên thị trường không?
Ví dụ: sản phẩm mới của bạn có thể cung cấp nhiều tính năng và lợi ích hơn, giá thấp hơn hoặc thuận tiện hơn cho khách hàng tiềm năng không?
Bạn cũng nên nghĩ đến cạnh tranh gián tiếp, các sản phẩm thay thế gián tiếp vì điều đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ danh mục sản phẩm.
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường 101 – Bắt Insights nhờ phân tích đối thủ cạnh tranh
Tự đánh giá tiềm năng thị trường
Bước tiếp theo là ban quản lý, chủ doanh nghiệp cần phân tích cẩn thận các yếu tố sau trước khi bắt đầu “chi tiền” cho sản phẩm:
- Khách hàng mục tiêu của sản phẩm là ai? Họ có những mối quan tâm, lo lắng nào liên quan đến sản phẩm? Mức chi phí họ sẵn sàng chi trả và tần suất mua ra sao?
- Các kênh truyền thông có thể tiếp cận đến khách hàng và thúc đẩy khách hàng mua hàng là gì?
- Doanh thu tiềm năng có thể được tạo ra bởi sản phẩm mới là gì?
- Thời gian để doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận từ sản phẩm là bao lâu?
- Chi phí ước tính cho việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, tạo mẫu và hoàn thiện sản phẩm mới là bao nhiêu?
- Lợi nhuận dự kiến của sản phẩm mới là bao nhiêu?
- Số lượng sản phẩm mới trong giai đầu vào thị trường nên là bao nhiêu? Nên vào thị trường ở những khu vực trọng điểm nào hay tất cả các khu vực?
- …
Từ những vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp có thể xây dựng phương án tài chính, làm nổi bật chiến lược ra mắt sản phẩm mới sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho công ty của bạn. Nhưng nếu chi phí dự kiến quá cao, bạn nên thu nhỏ kế hoạch, tìm cách giảm chi phí hoặc thay đổi kế hoạch, có thể chuyển sang phát triển một sản phẩm khác phù hợp hơn ở thời điểm hiện tại.
Xây dựng mục tiêu và đo lường kết quả ra mắt sản phẩm
Nếu quyết định tiếp tục với sản phẩm sắp tới, bạn nên đặt ra một số mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được cho sản phẩm mới của mình . Bạn dự kiến sẽ bán được bao nhiêu căn trong tháng, quý và năm đầu tiên? Nếu sản phẩm mới thành công, doanh số bán hàng có thể như thế nào trong vòng hai hoặc ba năm? Đặt mục tiêu cũng giống như việc bạn tập trung vào điểm đến khi điều khiển phương tiện. Nó sẽ giúp bạn lập biểu đồ tiến trình của mình và vượt qua mọi rào cản hoặc đường vòng trên đường đi. Như Marcus nói, “Hãy tập trung, làm việc chăm chỉ, biết con số của bạn và có kỷ luật.”
Bây giờ, đã đến lúc để xem liệu tất cả những công việc sơ bộ đó có thành công hay không. Nếu bạn đang suy nghĩ về cách ra mắt sản phẩm mới, đây là một số bước quan trọng trong chiến lược ra mắt sản phẩm mới thành công.
- Lập kế hoạch ra mắt sản phẩm: Ra mắt sản phẩm mới là một bước tiến lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy hãy lên kế hoạch cho phù hợp. Xác định chương trình marketing và thời gian, đồng thời đảm bảo dành đủ nguồn lực để hỗ trợ việc ra mắt sản phẩm.
- Kiểm tra và rà soát lại kế hoạch ra mắt sản phẩm: Nên đánh giá và rà soát lại tính khả thi và phù hợp của kế hoạch ra mắt sản phẩm mới trước khi tiến hành triển khai trên thực tế.
- Thúc đẩy mua hàng. Doanh nghiệp nên chuẩn bị một chiến dịch marketing để khiến khách hàng mục tiêu bị thu hút và hào hứng với sản phẩm mới trong giai đoạn đầu. Lưu ý, đừng sử dụng các chiến thuật mang lại hiệu quả tiêu cực như quá shock hoặc nói quá lên về sản phẩm mới.
- Theo dõi và đánh giá, điều chỉnh lại kế hoạch ra mắt sản phẩm. Theo dõi phản ứng của khách hàng mục tiêu đối với chiến dịch ra mắt sản phẩm. Khách hàng đã bắt đầu quan tâm và lựa chọn sản phẩm mới? Có nhiều khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web/cửa hàng không? Nếu đúng như vậy, thì chiến lược ra mắt sản phẩm mới của bạn có thể đang thành công. Nếu không, bạn cần xem xét lại kế hoạch và các hoạt động marketing hoặc cân nhắc thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm mới của mình.
- Chuẩn bị phương án dự phòng. Nếu việc ra mắt sản phẩm không diễn ra như kế hoạch, hãy chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng nếu trường hợp xấu xảy ra.
Kết luận
Kinh doanh luôn chứa đầy thách thức cùng cơ hội, việc phát triển và ra mắt thành công một sản phẩm là điều không hề dễ dàng và tốn kém nhiều nguồn lực. Nếu bạn đang băn khoăn về tính khả thi, tiềm năng của sản phẩm mới nhưng chưa biết cách đưa sản phẩm ra thị trường, hãy LIÊN HỆ chúng tôi để nhận những tư vấn, đánh giá và giải đáp từ chuyên gia.
source https://dtmconsulting.vn/chien-luoc-ra-mat-san-pham/
Nhận xét
Đăng nhận xét