Xu hướng tiêu dùng mạng xã hội (socila media) hiện đang dần chiếm một phần quan trọng trong đời sống của mọi cá nhân. Do vậy việc nắm bắt hành vi và xu hướng mạng xã hội là điều cần thiết cho mọi nhà kinh doanh và marketer.
Hãy cùng DTM Consulting điểm qua những xu hướng mạng xã hội dự kiến sẽ bùng nỗ mạnh mẽ trong năm 2023 và tương lai sắp tới.
Xu hướng mua sắm trên mạng xã hội vẫn tiếp tục diễn ra phổ biến và mạnh mẽ
Năm 2022, sau những ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến làn sóng mua sắm trên mạng xã hội, đặc biệt là khu vực Châu Á và Việt Nam với Tiktokshop. Sợ phát triển này có được từ việc phát triển thương mại xã hội (social commerce) – cho phép người dùng mạng xã hội mua sản phẩm trực tiếp trên mạng xã hội. Vào năm 2023, các nền tảng truyền thông xã hội dự kiến sẽ tiếp tục trở thành điểm mua sắm phổ biến cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nó có thể sẽ không suôn sẻ cho thương mại xã hội. Mặc dù mang đến cơ hội tăng trưởng đáng kể, nhưng thương mại xã hội có thể chưa phải là một giải pháp khả thi cho một số thương hiệu. Trước khi tham gia nhóm thương mại xã hội, bạn có thể muốn thực hiện nghiên cứu sâu rộng về thị trường mục tiêu và nền tảng ưa thích của mình để xem liệu họ có khả năng hỗ trợ các sáng kiến thương mại xã hội hay không và để xác định xem nền tảng đó có khả năng mở rộng quy mô cùng với sự phát triển của bạn hay không.
>> Xem thêm: Báo cáo thị trường các ngành tại DTM Consulting
Nội dung dạng ngắn vẫn tiếp tục thống trị các nền tảng truyền thông xã hội
Trong năm 2023, dự kiến nội dung dạng video ngắn vẫn tiếp tục thống trị do theo Wyzow có đến 86% doanh nghiệp sử dụng video làm công cụ marketing. Theo báo cáo này, các video dạng ngắn ngoài khả năng tạo ra nhiều tương tác hơn từ khán giả, công chúng mục tiêu đây cũng là công cụ hiệu quả để marketing và educate (giáo dục) khách hàng. Trên thực tế, có đến 73% người dùng thích xem video dạng ngắn để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Mặt khác, theo nghiên cứu của Cross River Therapy trung bình thời gian chú ý của người dùng hiện nay chỉ khoảng 8,25s.
Tuy nhiên, thực tế trên không có nghĩa là các thương hiệu nên đánh đổi chất lượng khi tạo nội dung có kích thước vừa phải. Mặc dù khoảng thời gian chú ý của user ngắn hơn nhưng các loại nội dung chất lượng cao vẫn có khả năng thu hút sự chú ý của người dùng mạnh mẽ.
Hiện tại, ngay cả LinkedIn (một mạng xã hội B2B) cũng đang chuyển sang nâng cao nội dung video và các loại nội dung trực tiếp (livestream). Sự thành công và phổ biến của Tiktok trong thời gian vừa qua chính là minh chứng rõ nét nhất cho dạng video với độ dài vừa phải.
Nano-Influencer và Micro-Influencer marketing vẫn sẽ trở thành xu hướng chính
Trước đây khi mạng xã hội chưa phổ biến thì những người ảnh hưởng thường là những người vô cùng nổi tiếng và có ảnh hưởng rộng lớn kéo theo đó là chi phí marketing để thuê những người này thường tương đối đắt đỏ và tốn kém. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đã thay đổi khi mạng xã hội bùng nổ, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với quy mô và phạm vi vừa phải (Nano-Influencer và Micro-Influencer) đã và đang trở thành xu hướng phát triển rộng rãi, được nhiều doanh nghiệp và những người làm nội dung sáng tạo hướng đến.
Mặt khác, những người ảnh hưởng này do phạm vi và quy mô ảnh hưởng không quá lớn nên họ có thể tương tác hiệu quả hơn với người dùng. Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng mọi khách hàng tiêu dùng ngày nay đều mong muốn có những trải nghiệm tương tác thực tế và thân thiện hơn.
Do đó, trong những năm tới, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu hợp tác với micro và nano influencer hơn. Mặc dù có lượng người theo dõi tương đối nhỏ hơn, nhưng những người có ảnh hưởng nano và vi mô thường có mức độ tương tác cao hơn. Chẳng hạn, những người có ảnh hưởng nhỏ có tỷ lệ tương tác trung bình là 3,69% , cao hơn so với những người có ảnh hưởng vĩ mô.
Bài viết liên quan: [BÁO CÁO] Ảnh hưởng của thương hiệu trên mạng xã hội đến người tiêu dùng
Quản lý khủng hoảng trên social media
Thời gian vừa qua, người dùng các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok đã và đang chứng kiến hàng loạt khủng hoảng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cá nhân và thương hiệu.
Trong khảo sát của Crisp, 63% người tham gia thuộc thế hệ Gen Z đã coi phương tiện truyền thông xã hội là kênh ưa thích của họ để có những phản hồi thương hiệu, với gen Y là 55% ; Gen X là 45%. Và đối với những người trẻ tiêu dùng trẻ, họ có phản ứng cực kỳ nhanh với các thương hiệu gặp vấn đề rắc rối truyền thông bằng cách chia sẻ trên mạng xã hội, nặng hơn là tạo cộng đồng tẩy chay thương hiệu.
Ví dụ như khủng hoảng trường hợp xử lý Aroma Resort năm 2019 đối với Khoa Pugb (một người có ảnh hưởng mạnh mẽ), một lượng lớn người dùng kéo vào đánh giá tiêu cực địa điểm này trên Google. Đến nay, sau 3 năm, khách sạn này vẫn tiếp tục hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ ảnh hưởng của khủng hoảng truyền thông xã hội này.
Hàng loạt người tiêu Theo một cuộc khảo sát của PWC cho chúng ta thấy rằng hơn 95% doanh nghiệp dự đoán sẽ đối mặt với khủng hoảng trong vòng hai năm tới. Vấn đề là nhiều công ty vẫn chưa có kế hoạch chuẩn bị cho những rủi ro hay khủng hoảng mạng xã hội trong khi khai thác kênh này. Mặt khác, theo một cuộc khảo sát do Twitter thực hiện, 61% số người được hỏi cảm thấy rằng các thương hiệu có thể thừa nhận các cuộc khủng hoảng khi chúng xảy ra thông qua quảng cáo và truyền thông của họ.
Hơn nữa, sử dụng mạng xã hội như một công cụ quản lý khủng hoảng có thể giúp doanh nghiệp lấy lại lòng tin của khán giả. Có tới 81% số người được hỏi tin rằng mạng xã hội đã giúp cải thiện doanh nghiệp/ trách nhiệm giải trình. Báo cáo tương tự tiếp tục nói rằng 89% mọi người nói rằng một doanh nghiệp có thể lấy lại lòng tin của họ nếu nó minh bạch, nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ thực hiện các bước để thừa nhận sai lầm của mình và những gì doanh nghiệp sẽ làm để giải quyết vấn đề.
Do phương tiện truyền thông xã hội ngày nay được sử dụng không chỉ bởi người dùng mà còn bởi các doanh nghiệp, nên nó có thể được sử dụng như một công cụ quản lý và kiểm soát khủng hoảng tiềm năng mạnh mẽ.
source https://dtmconsulting.vn/xu-huong-social-media-2023/
Nhận xét
Đăng nhận xét