Năm 2023, hành vi của người tiêu dùng, sở thích công nghệ và các kỳ vọng mong đợi của khách hàng tiếp tục thay đổi khi ngày càng có nhiều công việc và cuộc sống giải trí hàng ngày được chuyển sang các kênh kỹ thuật số, di động và công nghệ. Do vậy, trải nghiệm của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định, thói quen và thái độ của họ. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp và các marketer có thể tiếp cận người tiêu dùng ở nơi họ muốn và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn? Để làm được điều đó, các doanh nghiệp nên hiểu được nhu cầu, mong đợi và xu hướng của người tiêu dùng. Hãy cùng DTM Consulting điểm qua những xu hướng thị trường tiêu dùng và hành vi, insight người tiêu dùng được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Tương lai của mua sắm trực tuyến (online buying) – thương mại điện tử (e commerce)
Trong bối cảnh covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống và trải nghiệm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật số sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng trên môi trường internet. Do đó, các nền tảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng/thiết yếu trong nhiều lĩnh vực. Theo báo cáo của PwC (2023), có tới 43% người tiêu dùng cho biết họ có kế hoạch tăng cường mua sắm trực tuyến trong sáu tháng tới. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cửa hàng trên TikTok (tiktok shop) đã thu hút lượng lớn người dùng TikTok trải nghiệm mua sắm trực tuyến tại ứng dụng. Theo Kantar năm 2023, mua sắm trực tuyến là một trong 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường tại Việt Nam.
Trải nghiệm liền mạch, đa kênh
Ngày nay, khi được hỗ trợ bởi công nghệ, việc áp dụng kỹ thuật số cũng đã tăng lên và phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một kênh quan trọng để tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Những xu hướng trong sở thích của người tiêu dùng đã chỉ ra khách hàng luôn mong đợi rằng doanh nghiệp sẽ phản hồi họ một cách nhanh chóng nhất trên kênh họ chọn. Bên cạnh đó, việc khách hàng có thể di chuyển liền mạch từ kênh này sang kênh khác, chẳng hạn tìm kiếm và lựa chọn từ trang web trực tuyến đến cửa hàng vật lý mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình ra quyết định mua hàng phù hợp với điều kiện và túi tiền của mình.
Các doanh nghiệp và các marketer có thể tạo được trải nghiệm liền mạch bằng cách tích hợp tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng và đảm bảo rằng chúng hoạt động đồng bộ với nhau. Do vậy, các doanh nghiệp nên tập trung vào tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, khách hàng để đảm bảo rằng có thể tiếp cận với khách hàng ở những nơi họ sẽ xuất hiện (touchpoint). Thêm vào đó, các doanh nghiệp phải hiểu hành trình của khách hàng (CJM), cung cấp nhất quán các thông điệp (marketing message).
Thông qua việc thấu hiểu insight khách hàng để tạo trải nghiệm liền mạch, các doanh nghiệp có thể tăng lòng trung thành của khách hàng và thúc đẩy mua hàng lặp lại. Khách hàng có nhiều khả năng quay trở lại với một doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mượt mà và dễ dàng. Họ cũng có thể đem lại khách hàng mới cho doanh nghiệp thông qua những lời giới thiệu truyền miệng.
>> Xem thêm: Xu hướng Social media năm 2023 dành cho mọi doanh nghiệp và marketers
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Hiện nay, người tiêu dùng cũng có những kỳ vọng cao và nhu cầu về sự hỗ trợ và sự tiện lợi trong quá trình mua. Theo Redpoint, có 64% số người được hỏi cho biết họ muốn mua hàng từ một thương hiệu biết họ và khoảng một nửa (49%) cho biết họ có khả năng mua hàng từ một thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa tốt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm mang đến cho họ những trải nghiệm hài lòng từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
Các tổ chức, doanh nghiệp và các marketer ngày nay ngoài việc nên đáp ứng kịp thời thái độ và hành vi thay đổi của người tiêu dùng còn phải cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân hóa mà họ mong muốn. Để cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp và marketer có thể áp dụng một số chiến lược DTM Consulting đề xuất dưới đây:
- Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng: Thu thập dữ liệu khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau như thực hiện khảo sát, phân tích dữ liệu khách hàng để lại trên social media, phân tích trang web và dữ liệu giao dịch. Việc này có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về sở thích, hành vi và việc ra quyết định mua hàng của khách hàng. Thông qua phân tích dữ liệu này có thể giúp doanh nghiệp và marketer tạo ra các chiến dịch ưu đãi, đề xuất và chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt: Các doanh nghiệp có thể cung cấp các dịch vụ, phần thưởng, voucher giảm giá và khuyến mãi được cá nhân hóa thông qua các chương trình cho khách hàng đặc biệt. Việc này giúp doanh nghiệp có cơ hội thu thập dữ liệu khách hàng có giá trị đồng thời có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng và thúc đẩy mua hàng lặp lại. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm dịch vụ khách hàng bằng cách gọi tên riêng khách hàng và xác nhận các giao dịch mua trước đó của họ có thể tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa hơn. v.v
Người tiêu dùng quan tâm tới sức khỏe và tiêu dùng bền vững.
Theo McKinsey (2023), tại thị trường tiêu dùng Việt Nam, danh mục sản phẩm liên quan đến sức khỏe ngày càng tăng, . cChẳng hạn như các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và thuốc OTC, các sản phẩm hỗ trợ tập thể dục và chăm sóc cá nhân cũng tăng theo.
Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này.
Do đó, sức khỏe và tiêu dùng bền vững đang trở thành động lực quyết định chính trong việc mua hàng, đặc biệt nhiều người tiêu dùng ưu tiên và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm mang lại lợi ích sức khỏe hoặc phù hợp với mục tiêu sức khỏe của họ. Bằng cách tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ liên quan tới nâng cao sức khỏe, thân thiện với môi trường và các giải pháp đóng gói bền vững, các doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt (USP) trên thị trường và thu hút người tiêu dùng ngày càng có ý thức về bảo vệ môi trường.
>> Xem thêm: Xu hướng bao bì năm 2023 – Chiến lược phát triển sản phẩm
Kết luận
Năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ và nhiều quốc gia đang lạm phát cao như hiện nay. Những doanh nghiệp có khả năng cập nhật các xu hướng đang thay đổi của người tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Hãy LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ngay để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia tại DTM Consulting và bắt kịp xu hướng tiêu dùng trong thị trường ngành của bạn. Qua đó, có được lợi thế cạnh tranh và nắm bắt thông tin về thị trường cho doanh nghiệp bạn tại Việt Nam.
source https://dtmconsulting.vn/bao-cao-xu-huong-thi-truong-tieu-dung-va-insight-khach-hang-nganh-tieu-dung-2023-2030/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bao-cao-xu-huong-thi-truong-tieu-dung-va-insight-khach-hang-nganh-tieu-dung-2023-2030
Nhận xét
Đăng nhận xét