Xu hướng marketing giáo dục năm 2023

Marketing trong ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong việc quảng bá nội dung giáo dục có giá trị và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng  từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và doanh thu. Do vậy, việc nắm bắt hành vi và xu hướng trong lĩnh vực giáo dục là điều cấp thiết cho các doanh nghiệp và marketer. 

Hãy cùng DTM Consulting điểm qua những xu hướng marketing và hành vi của khách hàng ngành giáo dục mà bạn có thể áp dụng và triển khai ngay lập tức.

Mạng xã hội (social media) – công cụ tìm kiếm mới của giới trẻ 

Đối với hầu hết thế hệ X và Y, Google là một nguồn/kênh quan trọng để tìm kiếm thông tin cũng như khám phá các xu hướng mới. Tuy nhiên, Gen Z ngày nay đã khác. Thay vì Google, nhiều người đang chuyển sang sử dụng mạng xã hội để làm công cụ tìm kiếm của họ. Sự trực quan của các nền tảng mạng xã hội biến chúng trở thành công cụ tìm kiếm mới với gen Z. Theo Techcrunch, thay vì sử dụng Google, 40% gen Z sử dụng TikTok hoặc Instagram để tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, YouTube,v.v cũng được người dùng truy cập mạnh mẽ hàng ngày để tìm kiếm thông tin.

Chẳng hạn, thay vì lên Google tìm kiếm “ khóa học marketing” và được trả lại một loạt danh sách trường đại học và doanh nghiệp thì họ có thể xem review chân thực về không gian, chất lượng đào tạo, giá cả và comment của những người dùng khác trên TikTok hoặc Facebook.

>> Xem thêm: Xu hướng Social Media 2023

Bùng nổ xu hướng phát triển nội dung do người dùng tạo (UGC) và lấy khách hàng làm trung tâm

Nội dung do người dùng tạo (UGC) là bất kỳ dạng nội dung nào, chẳng hạn như hình ảnh, video, văn bản hay âm thanh đã được người dùng đăng trên các nền tảng trực tuyến như phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Youtube, Tik Tok, Instagram,v.v) hoặc các cộng đồng/diễn đàn trên internet. Thậm chí, nội dung này còn có rất nhiều trên các nền tảng thương mại điện tử. 

Ngày nay, đã qua rồi cái thời người nổi tiếng viết một câu cho một quảng cáo và người tiêu dùng tin tưởng và đặt hàng. Do vậy, việc sáng tạo nội dung là cốt lõi trong thói quen kỹ thuật số của Gen Z. Có đến 60% người dùng Tik Tok là gen Z và họ là những người đang tạo ra, tiêu thụ và chia sẻ nội dung không ngừng. Gen Z thích UGC vì những nội dung này mang lại cảm giác chân thực, gần gũi hơn, giúp tạo dựng niềm tin với thương hiệu một cách hiệu quả. Theo Cloudinary, có đến 70% Gen Z xem xét UGC trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Trong lĩnh vực giáo dục cũng vậy, trước khi quyết định mua hàng.

Như vậy, doanh nghiệp giáo dục của bạn ngoài việc quản lý các kênh trên phương tiện truyền thông nên nghĩ cách làm thế nào để kích hoạt nội dung do khách hàng tạo (UGC) để marketing doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt hơn, khi những nội do do người dùng tạo là những nội dung xoay quanh đời sống, văn hóa của họ tại doanh nghiệp giáo dục của bạn. Họ có thể là bất cứ ai, sinh viên hay thậm chí cả giảng viên và nhân viên của bạn, có thể tạo ra những bức ảnh, video, bài đăng trên blog cá nhân một cách chân thực. Đây có thể là xu hướng sáng tạo nội dung marketing có tác động mạnh mẽ và phổ biến hiện nay được dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai.

Xu hướng video ngắn (short video) để truyền tải thông tin về doanh nghiệp

Hiện nay, Gen Z có xu hướng quan tâm và bị thu hút sự chú ý bởi các video ngắn. Theo Statista (2022), có tới 61% Gen Z thích video dạng ngắn dưới 1 phút. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Tik Tok, Instagram reel, Facebook reel và Youtube shorts đã đẩy mạnh tốc độ tiêu dùng của video dạng ngắn. Thế hệ học sinh, sinh viên gen Z ngày nay đã quen với việc đi thẳng vào vấn đề do thông tin ở dạng video ngắn thường ngắn gọn và dễ hiểu. 

Việc người dùng xem video cũng giúp tăng thời gian truy cập trên các trang của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn giúp tăng đề xuất những nội dung khác trên trang của doanh nghiệp bởi các thuật toán đề xuất của các phương tiện mạng xã hội. Ví dụ như một thuật toán của Facebook, Affinity Score là hệ thống điểm dựa trên sự thân thiện, gần gũi của người dùng đối với người nào đó. Ví dụ bạn theo dõi một ai đó, bình luận, xem bài post, video của họ đăng tải. Sau đó bạn sẽ liên tục thấy các bài viết, stories của họ trên newsfeed. Như vậy, sẽ giúp khách hàng có nhiều thời gian để tiếp thu nhưng nội dung khách trên trang của bạn. 

Bạn có thể tạo video giới thiệu ngắn gọn để giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp của bạn, những dịch vụ bạn cung cấp và điều khiến bạn khác biệt với những người khác trong ngành, video phỏng vấn học sinh/sinh viên đang theo học hoặc những hoạt động thể thao, câu lạc bộ trong doanh nghiệp giáo dục của bạn,v.v. Quan trọng là những video ngắn của bạn phải có nội dung hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người xem. Ngoài các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể cân nhắc việc đăng tải video trên trang web của bạn để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Sản xuất nội dung thân thiện với thiết bị di động

Được sinh ra và trưởng thành trong cuộc sống gắn liền với công nghệ, gần như tất cả các hoạt động của gen Z đều được thực hiện thông qua thiết bị di động (điện thoại, tablet…).

Báo cáo của Glukoze cho biết, 25% số người tham gia khảo sát dành hơn 5 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại di động cho việc mua sắm, lướt mạng xã hội, nhắn tin, trò chuyện, chơi trò chơi…

nội dung thân thiện với thiết bị di động

Ngày nay, smartphone là vật “bất ly thân” với người dùng hiện tại, đặc biệt là gen Z, và được coi là điểm tiếp xúc đầu tiên của thương hiệu với thế hệ này. Do đó, nội dung càng thân thiện và tối ưu với thiết bị di động thì khả năng tiếp cận với nhóm khách hàng này càng lớn.

>> Xem thêm: Top 5 chiến lược digital marketing hàng đầu dành cho doanh nghiệp/tổ chức giáo dục

Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế tăng cường (AR) để tăng trải nghiệm khách hàng

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo và thực tế tăng cường ngày càng phổ biến trong marketing lĩnh vực giáo dục. Bạn có thể tận dụng các khả năng của AR vào việc giúp khách hàng có trải nghiệm tham quan ảo,v.v. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng AI và AR trong quá trình học tập như xây dựng phòng thí nghiệm và mô phỏng ảo, việc này rất hữu ích đối với những doanh nghiệp giáo dục trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học. Các phòng thí nghiệm và mô phỏng ảo giúp học sinh/sinh viên có một trải nghiệm an toàn và tiết kiệm chi phí để học sinh/sinh viên thực hành các kỹ năng.

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế tăng cường (AR) mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, áp dụng và triển khai ở mức độ nào cũng cần quan tâm đến việc bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân của khách hàng.

Kết luận

Với những thách thức trong lĩnh vực giáo dục thì điều cần thiết đối với các doanh nghiệp giáo dục là luôn cập nhật các xu hướng marketing mới nhất và điều chỉnh các chiến lược để kịp thời đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Bạn có thể theo dõi tin tức trong ngành mà DTM Consulting thường xuyên đăng tải và LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY để tham khảo ý kiến của các chuyên gia marketing tại DTM Consulting. Bạn sẽ được cung cấp thông tin chi tiết có giá trị cho các hoạt động marketing giáo dục vào năm 2023 và trong tương lai.

 



source https://dtmconsulting.vn/xu-huong-marketing-giao-duc/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=xu-huong-marketing-giao-duc

Nhận xét